Hăy cùng t́m hiểu vấn đề này qua bài viết sau?
Đối với nhiều người đam mê nuôi rắn th́ việc sở hữu những con rắn độc nguy hiểm nhưng mang vẻ đẹp hút hồn là điều đáng mơ ước. Tuy nhiên điều đó cũng tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường v́ có thể ảnh hướng đến tính mạng.
Do đó, nhiều người đă nghĩ đến việc cắt/nhổ răng nanh của chúng. Như thế con rắn sẽ không thể gây nguy hiểm mà vẫn không bị ảnh hưởng đến tính mạng của nó. Thế nhưng nếu như đặt câu hỏi này với những người nuôi rắn th́ bạn sẽ nhận được câu trả lời: Không nên. Tại sao vậy?
Tại sao không nên cắt/nhổ răng nanh của rắn?
Răng nanh của rắn độc là những chiếc răng sắc nhọn đă trải qua quá tŕnh tiến hóa lâu dài từ khoảng 60 triệu năm trước. Để phát triển kích thước dài hơn các răng thông thường khác, những chiếc răng này có nhiệm vụ tiêm nọc độc (như một ống kim tiêm) hay thậm chí phun nọc.
Phía sau miệng rắn sẽ được kết nối với tuyến nọc độc, chính v́ thế không phải vết cắn nào của rắn độc cũng gây chết người. Nếu đó là vết cắn khô (dry bite) th́ chỉ có răng nanh đâm vào người nạn nhân chứ không hề có nọc độc được tiêm vào.
Như vậy răng nanh và tuyến nọc độc có một mối quan hệ gắn bó thân thiết nhưng cũng độc lập với nhau. Chính v́ thế bạn có thể làm phẫu thuật để nhổ hay cắt răng nanh của con rắn (những con rắn sau đó được gọi là Venomoid).
Thế nhưng việc làm này bị xem là bất hợp pháp và phi đạo đức v́ gây đau đớn cho con rắn (thậm chí là chết). Hơn nữa, với bất cứ người nào am hiểu về rắn, họ biết rằng con rắn sẽ ngay lập tức mọc lại răng nanh khác thay thế chỉ sau vài tuần.
Tốc độ mọc lại răng của các loài rắn sẽ rất khác nhau. Theo trang South China Morning Post th́ hầu hết sẽ mất khoảng 4 tuần để mọc lại một chiếc răng như cũ. Nhiều sở thú áp dụng cách làm này để giáo dục mọi người cách cầm một con rắn đúng cách.
Răng nanh của rắn độc. Ảnh: Pinterest
Thay vào đó, giải pháp gỡ bỏ tuyến nọc độc lại trở nên khả quan hơn v́ sẽ không gây đau đớn hay ảnh hưởng đến việc ăn uống của con rắn sau đó (rắn tiêm nọc để giúp tiêu hóa con mồi dễ dàng hơn) cũng như làm con rắn bị nhiễm trùng từ vết răng nhổ.
Như vậy, con rắn vẫn c̣n hai răng nanh nhưng vết cắn của chúng lại không gây nguy hiểm v́ không kết nối với tuyến nọc. Nhưng điều đó không có nghĩa là con rắn sẽ không c̣n nguy hiểm nữa v́ tuyến nọc vẫn có thể... phục hồi lại.
Chỉ khác với răng nanh là chúng mất một thời gian lâu hơn mà thôi. Đó là lư do mà những người am hiểu về rắn sẽ không t́m cách loại bỏ răng nanh hay tuyến nọc độc v́ họ biết rằng việc này rất rủi ro, không có lợi cho con rắn và sớm muộn chúng cũng mọc lại.
VietBF @ Sưu tầm