Nhận diện trầm cảm và dấu hiệu tự sát để pḥng ngừa - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > Other News|Tin Khác > School | Kiến thức


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Nhận diện trầm cảm và dấu hiệu tự sát để pḥng ngừa
Liên tiếp những vụ tự tử do trầm cảm xảy ra ở cả người lớn và trẻ vị thành niên gần đây đă đến lúc báo động về căn bệnh này. Trầm cảm là căn bệnh phổ biến hiện nay, mức độ nguy hiểm nhất là tự sát, gây ra hậu quả đáng tiếc cho chính người mắc bệnh và gây tổn thương cho người thân, gia đ́nh của họ.

Nhưng thật đáng tiếc, khi người bệnh t́m đến bác sĩ, cũng là lúc họ đă mắc trầm cảm nặng. Làm thế nào để phát hiện sớm, ngăn chặn bệnh không tái phát, đặc biệt ngăn những cái chết đáng tiếc là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Trầm cảm rất dễ tái phát, lần sau nặng hơn lần trước

Tại Khoa Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện E, chúng tôi gặp khá nhiều bệnh nhân bị trầm cảm tới khám. Theo một người nhà bệnh nhân, người thân của họ đến khám khi mắc trầm cảm tái phát lần 2. Lần 1 bệnh nhân mắc là nhiều năm trước, lần này thấy khạc ra máu, đi khám chỉ bị trào ngược thực quản, viêm dạ dày nhưng người bệnh vẫn lo lắng đến mất ngủ.

Người bệnh đă phải dùng thuốc an thần để lấy lại giấc ngủ, nhưng vẫn không cải thiện. Sau nhiều ngày mất ngủ triền miên, mệt mỏi, sụt cân, lo lắng, không tập trung làm việc, chán nản, bi quan về bản thân, người bệnh mới t́m đến bác sĩ tâm lư. Người bệnh được chẩn đoán mắc trầm cảm tái phát lần 2.

Ths.BS Nguyễn Viết Chung, Khoa Sức khỏe tâm thần cho biết, người bệnh tới đây hầu hết đă đi chữa ở các nơi khác, khi đến đây họ đă tái phát lần 2, lần 3…Nhiều trường hợp tới đây đă mất niềm tin vào điều trị khi họ đă đi quá nhiều nơi, gặp nhiều bác sĩ, gặp đủ chẩn đoán, hoặc hết tài chính… v́ thế họ thấy nản ḷng vào điều trị.


Bác sĩ khám, tư vấn tâm lư cho một trẻ vị thành niên.

Trầm cảm là rối loạn về sức khỏe tâm thần, cần can thiệp, tư vấn, điều trị và chữa khỏi. Khi bác sĩ xác định 1 người chẩn đoán bị trầm cảm với các mức độ khác nhau và có nguy cơ tự sát th́ bệnh nhân này cần phải điều trị. Dấu hiệu để nhận biết người bị trầm cảm gồm: Hay quên sự việc xảy ra trong ngày, ḷng tự trọng giảm sút, bi quan về bản thân, thấy tội lỗi với gia đ́nh, không tham gia hoạt động với bạn bè, giảm dần quan tâm thích thú, thấy kém cỏi…

"Những dấu hiệu trên kéo dài trong 14 ngày và dấu hiệu đó hầu như ngày nào cũng xuất hiện và kéo dài cả ngày, ảnh hưởng đến chức năng cuộc sống, sinh hoạt, gia đ́nh, công việc, xă hội… th́ cần phải thăm khám và điều trị. Trầm cảm có những giai đoạn khác nhau, thường một đợt điều trị trầm cảm kéo dài 3 tháng, 6 tháng, 12 tháng, nhưng cũng có những trầm cảm sẽ kéo dài hơn, có thể từ 1 đến 2 năm. Cơ thể có cơ chế tự phục hồi, chính cá nhân từng người sẽ t́m cách để phục hồi trở lại. Chính v́ vậy, có người cho rằng tôi có dấu hiệu trầm cảm đấy, nhưng tôi tự cải thiện được, tự khỏi được. Điều đó rất tốt. Tuy nhiên, nếu để một người tự khỏi và một người được chăm sóc bởi các chuyên gia, th́ người được chăm sóc bởi chuyên gia hậu quả của trầm cảm sẽ nhẹ hơn rất nhiều, đỡ tốn chi phí và thời gian để đối diện với căn bệnh hơn", BS Chung cho biết.

Trầm cảm rất dễ tái phát, chỉ có chuyên gia mới biết người này bị trầm cảm là v́ sao. Sau khi điều trị, chuyên gia biết cách dự pḥng trầm cảm lần sau cho người bệnh một cách tối đa. Nếu bị trầm cảm lần đầu tiên mà khỏi, th́ nguy cơ bị lần hai khoảng 20%. Nếu bị lần thứ nhất, thứ 2 th́ nguy cơ tái phát lần 3 là 50%. Nếu bị lần 3 th́ nguy cơ tái phát lần 4 là 80%. V́ vậy, người bệnh trầm cảm không những điều trị khỏi mà họ c̣n cần tư vấn của chuyên gia để dự pḥng lần sau không tái phát. Đó là điều vô cùng quan trọng.

BS Chung đă điều trị cho nhiều bệnh nhân trầm cảm tái phát lần 2, lần 3, thậm chí lần 4. Anh kể, mỗi khi bệnh nhân tái phát th́ nguy cơ tái phát tiếp nữa rất cao. Việc điều trị tái phát rất khó khăn, vất vả và dai dẳng. Ví dụ, phải tăng liều thuốc nhưng lại liên quan đến nhiều tác dụng phụ hơn, khiến người bệnh bất an hơn. Do vậy, bác sĩ phải hiểu được nguyên nhân gây bệnh để điều trị.

BS Chung chia sẻ, mỗi một bệnh nhân tới khám, yếu tố quan trọng nhất là anh có thời gian để t́m hiểu bệnh nhân. "Có bệnh nhân tôi khám tới 1 giờ 10 phút, đủ thời gian để hiểu về bệnh t́nh của họ. Bất kỳ bệnh nhân nào tới đây khám tôi đều yêu cầu gặp người nhà để trao đổi. Nếu người bệnh được sự hỗ trợ từ gia đ́nh và bác sĩ, bệnh vượt qua nhanh hơn và khả năng tái phát ít hơn", BS Chung cho hay.

Làm thế nào để pḥng ngừa người bệnh tự sát?

Theo nghiên cứu trên các nhóm đối tượng sinh viên y dược ở TP Hồ Chí Minh, tỷ lệ mắc trầm cảm lên tới hơn 15%. Với đối tượng nguy cơ cao như phụ nữ mang thai, hay những đối tượng mắc bệnh lư nghiêm trọng như ung thư, tai biến mạch máu năo, có những nghiên cứu lên tới 40%-60 với mức độ trầm trọng khác nhau. Mức độ nguy hiểm nhất của trầm cảm là tự sát, gây ra hậu quả đáng tiếc cho chính người mắc bệnh và gây ra tổn thương cho người thân, gia đ́nh của họ.

GS Cao Tiến Đức, nguyên Chủ nhiệm bộ môn Tâm thần và Tâm lư Y học, Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 cho biết, thông thường tự sát là kết thúc một quá tŕnh có vấn đề, có ư tưởng và có chuẩn bị (kế hoạch, phương tiện, thời gian, địa điểm…); có trường hợp hành vi tự sát xảy ra đột ngột, tuy nhiên những trường hợp này hiếm gặp. Có những trẻ vị thành niên tự sát đôi khi lại v́ những lư do rất tầm thường.

"Tôi đă từng gặp 2 câu chuyện rất đau ḷng, một trẻ 10 tuổi, đi qua suối đánh rơi một chiếc dép, khi về bị mẹ mắng cho vài câu, trẻ đă t́m cái chết. Hay như một trường hợp khác đi học mất một cái bút, do sợ bị bố mẹ đánh, mắng nên cũng đă tự tử. Trẻ ở lứa tuổi thanh thiếu niên nhân cách chưa hoàn thiện, dễ phát sinh những ư nghĩ tiêu cực, do vậy rất cần sự thấu hiểu, bao dung của bố mẹ. Sự yêu, thương gần gũi, dành đủ thời gian cho con chính là cách giúp cho cha mẹ phát hiện ra những bất thường và hành vi tự sát của trẻ", GS Cao Tiến Đức nói.

C̣n theo BS Chung, do triệu chứng của trầm cảm gây ra cho người bệnh quá mệt mỏi và nhiều trường hợp dẫn đến hành vi tự sát, có những kế hoạch tự sát (có ư định tàng trữ, cất giấu những vật dụng để thực hiện hành vi tự sát), họ chỉ cần có thời điểm hoặc dấu hiệu nào đó là sẽ tự sát. Tự tử phần lớn ngăn chặn được nếu như nhận diện, can thiệp kịp thời.

Vậy làm thế nào để nhận diện, can thiệp kịp thời hành vi tự sát của người mắc trầm cảm? BS Chung cho biết, thường những bệnh nhân này không muốn đến điều trị. Lúc này bác sĩ cần hiểu rơ bệnh nhân của ḿnh để thuyết phục họ. Quan trọng nhất là gia đ́nh.

"Khi điều trị tôi luôn luôn gặp gia đ́nh người bệnh, trao đổi với bệnh nhân bác sĩ muốn gặp thành viên trong gia đ́nh, có khi thời gian tôi gặp người nhà bằng một nửa thời gian gặp người bệnh. Tôi giúp cho gia đ́nh họ hiểu người thân của họ đang mắc cái ǵ và đang gặp phải vấn đề ǵ; giải thích chứng trầm cảm là thế nào, kéo dài bao lâu và đặc điểm là ǵ, để giúp gia đ́nh hiểu và thấu cảm khó khăn mà người thân đang mắc trầm cảm gặp phải như thế nào. Từ đó tư vấn cho gia đ́nh đồng hành với người trầm cảm một thời gian nào đó để vượt qua. Ví dụ, họ có thời gian đi tập thể dục với nhau, giải trí với nhau, giúp đảm bảo đến khám và điều trị thường xuyên, đảm bảo người thân uống thuốc đều đặn hàng ngày, theo dơi tác dụng phụ không mong muốn của thuốc để nói với bác sĩ thay đổi thuốc; hay gia đ́nh giúp phụ nữ sau sinh trông con buổi đêm…", BS Chung nhấn mạnh.

Theo các bác sĩ, gia đ́nh vô cùng quan trọng và luôn luôn cần trong suốt quá tŕnh người trầm cảm điều trị. Gia đ́nh sẽ theo dơi những dấu hiệu, triệu chứng nặng của người bệnh trầm cảm như: Lời nói thoáng qua hay kế hoạch của việc tự sát; việc tự làm hại bản thân; từ chối điều trị bằng việc bỏ thuốc, giả vờ uống thuốc...

Gia đ́nh là nơi và là người thấy rơ điều đó, để can thiệp kịp thời. Gia đ́nh đóng vai tṛ rất quan trọng trong việc hợp tác với các bác sĩ và chuyên gia để giúp đỡ cho người thân của ḿnh.

BS Chung khuyến cáo, chúng ta cần có nhận thức đúng về bệnh trầm cảm, không nên kỳ thị và không nên mặc cảm khi mắc trầm cảm. Trầm cảm là bệnh phổ biến, ngày hôm trước đồng nghiệp mắc, hôm sau có thể chính ḿnh là người mắc và thời gian sau lại đến người tiếp nữa. V́ vậy, không nên kỳ thị hay mặc cảm, mà hăy thấu hiểu, cố gắng giúp đỡ, động viên nhau vượt qua bệnh tật.

Hiện nay, người dân chỉ khám sức khỏe định kỳ là sức khỏe thể chất, chứ chưa ai đi khám định kỳ sức khỏe tâm thần. V́ vậy, theo khuyến cáo của bác sĩ, nên khám định kỳ sức khỏe tâm thần 6 tháng hoặc 1 năm, nếu được gặp bác sĩ lên chương tŕnh dự pḥng đối phó với những người có yếu tố nguy cơ, th́ nguy mắc cơ trầm cảm và hậu quả xảy ra thấp nhiều.

"Hiện nay người đến khám trầm cảm thường là người đó mắc bệnh quá nặng, hoặc người thân nhận ra khuyên đi khám th́ đều đă rất nặng. Trầm cảm để giai đoạn muộn mới điều trị sẽ khó khăn hơn nhiều và gây ra nhiều hậu quả", BS Chung nhấn mạnh.

VietBF @ Sưu tầm
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Cupcake01
R9 Tuyệt Đỉnh Tôn Sư
Release: 05-12-2022
Reputation: 158067


Profile:
Join Date: May 2019
Posts: 48,733
Last Update: None Rating: None
Attached Thumbnails
Click image for larger version

Name:	Screen Shot 2022-05-12 at 8.45.55 AM.jpg
Views:	0
Size:	24.2 KB
ID:	2052264
Cupcake01_is_offline
Thanks: 40
Thanked 3,529 Times in 3,063 Posts
Mentioned: 0 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 14 Post(s)
Rep Power: 61 Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9
Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9Cupcake01 Reputation Uy Tín Level 9
Reply

User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC8

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

ZONE 1

ZONE 2

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 18:56.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.05398 seconds with 12 queries