Người bệnh nên ăn uống đủ chất, hạn chế đường, muối, chất béo để giảm nguy cơ chán ăn, sụt cân hay tăng cân do ít vận động sau Covid-19.
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng Quốc gia, sau khi mắc Covid-19, người bệnh có thể đối mặt với t́nh trạng chán ăn, sụt cân hay tăng cân do ít vận động. Do đó, việc xây dựng một chế độ cân đối, hợp lư, lành mạnh để cải thiện dinh dưỡng, góp phần phục hồi sức khỏe một cách toàn diện là điều cần thiết.
Chế độ dinh dưỡng cân đối, lành mạnh, hợp lư được khuyến nghị trong giai đoạn phục hồi sau mắc Covid-19. Ảnh: Freepik
Dưới đây là một số lời khuyên của chuyên gia giúp bệnh nhân nâng cao sức đề kháng và cải thiện chế độ dinh dưỡng trong giai đoạn phục hồi sau mắc Covid-19.
- Ăn đủ bữa: Đảm bảo cơ thể được cung cấp đủ thực phẩm, ăn đủ 3 bữa chính, ăn ngay cả khi bị mệt, không muốn ăn. Nếu lượng ăn vào ít, không đủ th́ nên chia nhỏ để ăn thành nhiều bữa hơn.
- Ăn đủ chất: Mỗi bữa ăn cần có đủ 4 nhóm thực phẩm, chất bột đường, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất gồm: chất bột đường (ngũ cốc, khoai củ...); chất đạm (thịt, cá, tôm, trứng, sữa, đậu đỗ...); chất béo (dầu mỡ); vitamin và khoáng chất (rau xanh và quả chín...). Số lượng các nhóm thực phẩm tiêu thụ cân đối trong ngày theo khuyến nghị của tháp dinh dưỡng hợp lư cho các lứa tuổi.
- Dùng thực phẩm bổ sung dinh dưỡng: Nếu mệt mỏi, chán ăn, không ăn được đủ số lượng cần thiết, bệnh nhân nên ăn uống thêm các loại sữa, sản phẩm bổ sung dinh dưỡng giàu năng lượng và giàu protein từ 1-3 lần/ngày. Đặc biệt, cần ăn uống đầy đủ, pḥng ngừa suy kiệt với những đối tượng dễ bị tổn thương như người cao tuổi, người có bệnh nền, phụ nữ mang thai, cho con bú, trẻ nhỏ, ...
Với người có bệnh nền, cần tuân thủ thuốc theo đơn và được hướng dẫn chế độ dinh dưỡng phù hợp với t́nh trạng bệnh, t́nh trạng dinh dưỡng bởi các bác sĩ.
- Uống nước: Uống nhiều nước, trung b́nh 6-8 ly mỗi ngày. Hạn chế sử dụng nước ngọt đóng chai, rượu, bia, chất kích thích, ...
- Khuyến cáo dùng muối và đường: Trong giai đoạn phục hồi hậu mắc Covid-19, bác sĩ Hưng khuyến cáo bệnh nhân hạn chế ăn mặn, chất béo và đường. Liều lượng phù hợp
+ Nên ăn ít hơn 5g muối mỗi ngày (tương đương khoảng 1 th́a cà phê)
+ Nên ăn ít hơn 50g đường mỗi ngày (tương đương khoảng 12 th́a cà phê).
+ Lượng chất béo nên ít hơn 30% tổng năng lượng ăn vào. Chọn chất béo không băo ḥa có trong cá, quả bơ, các loại hạt và trong dầu thực vật hơn là chất béo băo ḥa (mỡ, bơ, ...) và chất béo chuyển hóa (bánh, kẹo, dầu qua xào rán nhiều lần, ...).
- Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: Người bệnh cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện ăn chín, uống sôi đồng thời đọc kỹ nhăn thực phẩm trước khi sử dụng.
- Tư vấn dinh dưỡng: Sau điều trị Covid-19, bệnh nhân nên khám tư vấn dinh dưỡng để được các nhân viên y tế tư vấn bổ sung vi chất dinh dưỡng cho phù hợp, an toàn.
Đối với bệnh nhân mất vị giác, khứu giác sau mắc Covid-19, bác sĩ Hưng cũng lưu ư bệnh nhân cần đảm bảo vệ sinh răng miệng tốt bằng cách đánh răng hai lần mỗi ngày. Ngoài ra, thực hiện việc huấn luyện khứu giác, bao gồm ngửi một số thảo dược có mùi thơm (chanh, hoa hồng, đinh hương, bạch đàn...) trong 20 giây mỗi lần, hai lần một ngày cũng cần thiết trong quá tŕnh phục hồi sau mắc.
Bên cạnh đó, bệnh nhân có thể sử dụng các loại thảo dược và gia vị như ớt, nước chanh và các loại thảo dược tươi để tăng thêm hương vị cho món ăn. Tuy nhiên, gia vị này có thể làm trầm trọng thêm t́nh trạng trào ngược dạ dày thực quản với một số người. Do đó, người bệnh nhân hạn chế sử dụng nếu gặp t́nh trạng này.