Các chuyên gia khuyến cáo việc ăn nhiều thức ăn dầu mỡ sẽ gây nguy cơ mắc các loại bệnh nguy hiểm.
Mới đây, Bệnh viện Nhi đồng TP HCM điều trị thành công cho bé trai 14 tuổi (quê Sóc Trăng) bị viêm tụy cấp. Bệnh nhi đă được điều trị tại bệnh viện 5 tháng qua. Trước đó, bé trai nhập viện cấp cứu trong t́nh trạng ói mật xanh, sốc nhiễm độc toàn thân nguy kịch. Bệnh nhi hay đau bụng, thỉnh thoảng bị nhiễm trùng đường ruột.
Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, cho biết sau khi cấp cứu, các bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị viêm tụy cấp hoại tử, nguyên nhân từ những bữa ăn nhiều dầu mỡ vào dịp Tết.
Theo bác sĩ Vũ, trẻ bị viêm tụy cấp thường có biểu hiện đau bụng, đa số khởi phát sau bữa ăn nhiều dầu mỡ, như bé trai này. Phụ huynh cần lưu ư dấu hiệu trẻ bị đau quanh rốn hoặc đau ở vùng trên rốn, cơn đau tăng dần, đặc biệt là đau nhiều hơn sau khi ăn. Trẻ bị viêm tụy cấp có thể nôn nhiều, mệt, dấu hiệu mất nước rơ, ăn ít.
Viêm tụy cấp ở trẻ em do nhiều nguyên nhân như bệnh lư đường mật, sỏi túi mật, nhiễm trùng nhiễm độc, nhiễm siêu vi, do sử dụng thuốc, chấn thương, đột biến gen... hoặc đôi khi không rơ nguyên nhân. Bệnh không được chẩn đoán và điều trị kịp thời khiến trẻ đối mặt với những biến chứng nguy hiểm.
Viêm tụy cấp ở trẻ em được điều trị bằng cách đặt ống vào dạ dày để rút dịch. Bệnh nhi sẽ phải nhịn ăn, nuôi ăn qua đường tĩnh mạch hoặc đặt ống xông qua dạ dày trong suốt thời gian điều trị. Sau đó, trẻ được bù dịch, có thể phải dùng kháng sinh nếu bệnh ở mức độ nặng. Thời gian nằm viện của trẻ rất lâu, có thể vài tháng.
Những nguy cơ của việc ăn quá nhiều chất béo
Theo bác sĩ CKI Đào Thị Yến Thủy – Trưởng khoa Dinh dưỡng Tiết chế, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, trong 3 đại dưỡng chất sinh năng lượng cho cơ thể là bột đường, chất béo, chất đạm th́ chất béo tạo ra nhiều năng lượng nhất. Chỉ cần 1 gam chất béo khi đốt cháy trong cơ thể sẽ tạo thành 9 Kcal (trong khi 1 gam chất đạm hay chất bột đường chỉ cho 4 Kcal).
Do đó, nếu tiêu thụ quá mức chất béo, cơ thể nạp nhiều năng lượng sẽ phải đối diện nguy cơ thừa cân, béo ph́.
Việc sử dụng nhiều chất béo no làm tăng nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm. Ảnh minh họa.
"Mỡ heo, mỡ ḅ, da vịt, da gà, nội tạng động vật,… chứa các acid béo băo ḥa (chất béo no) và nhiều cholesterol. Nếu ăn nhiều và ăn thường xuyên các loại thức ăn này dễ làm tăng cholesterol máu, có thể gây rối loạn mỡ máu, tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, không tốt cho tim mạch và sức khỏe, đặc biệt ở người bệnh đái tháo đường...", bác sĩ Thủy cho hay.
Ngoài ra, ăn nhiều chất béo no c̣n gây nguy cơ mắc các bệnh khác như:
Đầy hơi, đau dạ dày và tiêu chảy: Trong số các chất dinh dưỡng đa lượng, chất béo được tiêu hóa chậm nhất. Thực phẩm nhiều dầu mỡ chứa lượng chất béo cao, chất dinh dưỡng này làm chậm quá tŕnh làm rỗng dạ dày, có thể gây đầy hơi, buồn nôn và đau dạ dày.
Ở những người có bệnh lư về tiêu hóa, chẳng hạn như hội chứng ruột kích thích, viêm tụy mạn tính hoặc các bệnh về dạ dày, thực phẩm nhiều chất béo có thể gây đau dạ dày, chuột rút và tiêu chảy.
Suy yếu hệ vi sinh vật có lợi trong đường ruột: Thực phẩm nhiều dầu mỡ được biết là có thể gây hại cho lợi khuẩn sống trong ruột.
Sử dụng chất béo đúng cách
Thực phẩm dầu mỡ là món ăn khoái khẩu của nhiều người. Dầu mỡ được xem là loại gia vị không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày của người Việt. Ăn thức ăn nhiều dầu mỡ mặc dù ngon miệng, nhưng nếu ăn nhiều sẽ không tốt, và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, gây ra nhiều loại bệnh nguy hiểm.
Tuy nhiên, nếu kiêng cữ quá mức, không "đụng" đến dầu mỡ trong tất cả món ăn th́ cơ thể dễ suy kiệt bởi thiếu năng lượng, không hấp thu được các vitamin khác từ thức ăn và thiếu nguyên liệu sản xuất một số hormone quan trọng.
Chất béo tham gia cấu tạo màng các loại tế bào của các mô trong cơ thể, đặc biệt có nhiều trong tổ chức năo, tủy sống, mô thần kinh,…
Chất béo thường được sử dụng là dầu thực vật, mỡ động vật, bơ, phomai, hạt nhiều dầu (như mè, đậu phộng),…Chất béo có hương vị thơm ngon tạo cảm giác ngon miệng.
Chất béo lành mạnh ngoài việc cung cấp năng lượng và dưỡng chất c̣n có thêm các lợi ích chống viêm và chống oxy hóa, giúp điều chỉnh sự trao đổi chất và phản ứng của cơ thể với insulin, ổn định lượng đường trong máu.
Những thực phẩm chứa chất béo lành mạnh gồm: dầu cá, dầu oliu, dầu mè, dầu đậu nành,…
VietBF @ Sưu tầm