Một số startup ở Indonesia nh́n thấy cơ hội trong lĩnh vực thu gom phế liệu khi chính phủ siết chặt quy định về rác thải.
Rekosistem (Jakarta, Indonesia) bắt đầu thử nghiệm hộp thu gom chai nhựa tự động tại một ga tàu điện ngầm đông đúc ở thủ đô năm ngoái. Cách thức hoạt động khá đơn giản. Người dùng quét mă QR trên hộp bằng ứng dụng của công ty, sau đó đặt các chai vào bên trong. Họ sẽ nhận được điểm cho mỗi chai bỏ vào.
Theo Rekosistem, chiếc hộp này - có tên Khazanah Hijau Indonesi - thu gom được 100 đến 120 chai mỗi ngày. Startup này cũng vận hành một ki-ốt "Trạm rác thải" gần nhà ga, tiếp nhận nhiều loại rác tái chế hơn, cùng dịch vụ nhận ve chai từ các gia đ́nh và công ty đặt trước qua ứng dụng.
Một ki-ốt thu gom ve chai của Rekosistem tại Indonesia. Ảnh: Nikkei
Khi bán ve chai, người dùng có thể chuyển đổi điểm thành GoPay Coins, một loại tiền kỹ thuật số do tập đoàn công nghệ GoTo của Indonesia quản lư. C̣n Rekosistem sẽ bán những ǵ thu được cho các công ty tái chế.
CEO Ernest Layman cho biết startup này vẫn đang "đốt" tiền "để đầu tư vào phát triển năng lực và đổi mới các tính năng". Họ dự kiến có lăi trong ṿng 5-7 năm tới. Hăng đă kư biên bản ghi nhớ với công ty thương mại Marubeni (Nhật Bản) vào tháng 4, tận dụng mạng lưới của công ty này nhằm tăng lợi nhuận.
Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt khi ngày càng nhiều công ty khởi nghiệp ra mắt ứng dụng thu gom ve chai ở quốc gia vạn đảo. Một ví dụ là Octopus Indonesia, đặt thùng thu gom ở cùng ga tàu điện ngầm với Rekosistem. Họ đă kư một thỏa thuận với chi nhánh địa phương của hăng thiết bị điện tử Xiaomi để thúc đẩy tái chế rác thải điện tử. Hôm 7/7, startup này công bố huy động được 5 triệu USD từ Openspace và SOSV.
Octopus thành lập vào năm ngoái bởi Mohammad Ichsan, Hamish Daud, Niko Adi Nugroho, Rizki Mardian và Dimas Ario. Đội ngũ sáng lập cho biết sẽ sử dụng nguồn vốn mới để "mở rộng mạnh mẽ", bao gồm năm cơ sở phân loại và 1.700 trạm thu gom ở bốn thành phố gồm Jakarta, Bandung, Bali và Makassar. Công ty đặt mục tiêu mỗi tháng xử lư 380 tấn chất thải, từ nhựa đến thiết bị điện tử.
Ichsan cho biết anh thành lập Octopus sau một lần trở về nhà cha mẹ ở Makassar để nghỉ lễ. Cách đó 30km là một băi rác bốc mùi hôi thối. Ichsan khi đó mới có con gái. "Tôi tự hỏi con ḿnh sẽ sống ở thế giới như thế nào", anh nói với TechCrunch.
Nhân viên Octopus thu gom chai nhựa. Ảnh: Octopus
Cuộc đua tại Indonesia c̣n có hàng loạt đại diện khác, như startup quản lư rác thải Waste4Change, cung cấp dịch vụ tại 10 thành phố trên cả nước; ứng dụng E-Recycle ở Jakarta; Rapel ở Yogyakarta và Trung Java; Kepul ở Bắc Sumatera. Octopus, E-Recycle và Rapel đều cho phép người dùng đổi ve chai lấy tiền mặt hoặc điểm thưởng.
Với dân số và nền kinh tế liên tục phát triển, lượng rác thải của Indonesia cũng tăng qua mỗi năm. Theo Bộ Môi trường nước này, chất thải nhựa đă tăng khoảng 40% so với năm 2019, lên 6,68 triệu tấn năm 2021.
Chính phủ đă hành động bằng cách thúc đẩy ngành tái chế. Bộ Môi trường yêu cầu các nhà sản xuất, nhà hàng và nhà bán lẻ giảm tổng lượng rác thải xuống 30% khi bước sang năm 2030. Mục tiêu này có nghĩa họ cần tái chế nhiều nhựa, nhôm, thủy tinh và giấy hơn.
Cơ quan quản lư c̣n thực hiện các sáng kiến như ngân hàng rác thải, hay thu phí túi nhựa cho người tiêu dùng. Các startup v́ thế đổ xô vào lĩnh vực này với hy vọng sẽ trở thành người dẫn đầu.
Tuy nhiên, chỉ ḿnh chính phủ sẽ không thể giải quyết vấn đề. Một trong những lư do khiến Indonesia ngày càng tạo ra nhiều rác thải là thiếu ư thức về tái chế. Nhiều người tin rằng cần có một cách tiếp cận khác để thay đổi thói quen của người tiêu dùng. Tạo ra một hệ thống có thể thu gom lượng lớn chất thải hiệu quả cũng rất quan trọng. V́ thế, Nikkei cho rằng công nghệ có thể là ch́a khóa.
Ở nhiều nước Đông Nam Á khác, các công ty khởi nghiệp cũng đang giải quyết vấn đề tái chế. Trash Lucky ở Thái Lan thu gom chai nhựa và giấy để đổi trả vé số. Vé này có thể trúng nhiều giải thưởng từ phiếu mua hàng đến vàng miếng. Tại Singapore, Tập đoàn Alba (Đức) thu thập máy tính cũ, điện thoại và các thiết bị điện tử khác để đổi lấy điểm có thể sử dụng tại các doanh nghiệp đối tác.