Dị ứng, nước vào tai, thay đổi thời tiết, thay đổi độ cao… làm tăng nguy cơ viêm tai giữa ở người lớn lẫn trẻ em.
Nhiễm trùng tai khá phổ biến ở trẻ em, người lớn; có hai loại chính gồm viêm tai ngoài và viêm tai giữa. Dưới đây là 7 tác nhân làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai phổ biến, theo Every Day Health.
Tiền sử gia đ́nh nhiễm trùng tai: Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), nếu trong gia đ́nh có người nhiễm trùng tai thường xuyên th́ các thành viên có nguy cơ mắc bệnh cao. Nguyên nhân có thể do cấu trúc cơ thể mang tính di truyền. Sự khác biệt về cấu trúc xương và cơ ở trẻ em bị hở hàm ếch có thể khiến ống dẫn lưu của eustachian khó khăn hơn, từ đó trẻ dễ nhiễm trùng tai hơn.
Thay đổi độ cao: Thay đổi độ cao như đi máy bay có thể làm tăng nguy cơ bị nhiễm trùng tai. Khi máy bay đi lên, áp suất trong cabin giảm xuống, tai giữa nở ra. Khi máy bay hạ cánh, áp suất không khí trong cabin tăng lên, không khí trong tai giữa nén lại gây áp lực lên màng nhĩ. Không khí không thể đến tai giữa làm chất lỏng tích tụ, từ đó làm tăng nguy cơ mắc viêm tai giữa.
Tiếp xúc với khói thuốc lá: Hút thuốc là một yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm trùng tai. Bác sĩ Oliver Adunka (Trung tâm Y tế Wexner Đại học Bang Ohio, Mỹ) cho biết khói gây kích ứng ống eustachian bên trong tai, dẫn đến sưng tấy, khó cân bằng áp suất, tích tụ chất lỏng và đau.
Chăm sóc trẻ theo nhóm: Trẻ em được chăm sóc trong các cơ sở tập thể có nhiều khả năng bị cảm lạnh và nhiễm trùng tai hơn so với các bé ở nhà. Trẻ trong các cơ sở tập thể tiếp xúc với nhiều mầm bệnh nhiễm trùng hơn.
Tổn thương tai: Nếu bạn bị tổn thương tai, bạn dễ bị nhiễm trùng hơn. Các tổn thương tai có thể xảy ra khi bạn ngoáy tay không đúng cách, lạm dụng tăm bông hoặc trầy xước do va chạm ngoài ư muốn. Ráy tai có tác dụng bảo vệ ống tai, giúp da không bị khô và có đặc tính kháng khuẩn ngăn ngừa nhiễm trùng. Bạn chỉ nên lấy ráy tai khi lượng ráy nhiều dẫn đến tắc nghẽn.
Tổn thương do lấy ráy tai cũng có thể gây ra nhiễm trùng tai. Ảnh: Freepik
Thời tiết và dị ứng: Theo Mayo Clinic (Mỹ), nhiễm trùng tai phổ biến nhất vào mùa thu và mùa đông. Những người dị ứng theo mùa có nguy cơ bị nhiễm trùng tai cao hơn khi số lượng phấn hoa cao. Dị ứng làm tăng nguy cơ nhiễm trùng tai ở trẻ em, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Dị ứng làm tăng áp lực trong tai và tích tụ chất lỏng sau màng nhĩ ở trẻ. Nếu trẻ có tiền sử dị ứng, phụ huynh nên dự pḥng thuốc chống dị ứng kịp thời.
Nước trong tai: Nước vào tai thường gây nhiễm trùng tai ở dạng viêm tai giữa. Thông thường, nước vào tai sẽ tự chảy ra ngoài nhưng đôi khi chúng đọng lại khiến tai bị ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm phát triển, dẫn đến viêm nhiễm. Viêm tai giữa cũng phổ biến ở những người thường xuyên bơi lội khi nước bẩn vào trong tai đem theo các vi khuẩn và nấm mốc. Nếu bạn và gia đ́nh thường xuyên đi bơi th́ nên cẩn thận làm khô tai.
Người bị nhiễm trùng tai thường gặp các dấu hiệu và triệu chứng như đau tai dữ dội, mất ngủ hoặc khó chịu, một số trường hợp tai bị chảy dịch. Nhiễm trùng tai nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, bao gồm: mất thính lực; nhiễm trùng lây lan sang các mô lân cận như xương chũm. Ở trẻ trẻ sơ sinh và mới biết đi, nếu nếu thính giác bị suy giảm tạm thời hoặc vĩnh viễn th́ có thể bị chậm phát triển kỹ năng nói.