Một nhóm chuyên gia mới công bố kết quả nghiên cứu cho rằng, Proxima b - một hành tinh giống Trái đất có thể là nơi sinh sống của người ngoài hành tinh. Hành tinh này chỉ cách nơi con người sống 4,2 năm ánh sáng.
Nhóm chuyên gia do nhà thiên văn Avi Loeb thuộc Đại học Harvard, Mỹ dẫn đầu mới công bố kết quả nghiên cứu đáng chú ư về một hành tinh có thể là nơi sinh sống của người ngoài hành tinh. Theo nhóm chuyên gia, Proxima b "có khả năng" hỗ trợ sự sống ngoài hành tinh phát triển.
Proxima b là một hành tinh giống Trái đất, có khối lượng lớn gấp 1,17 lần hành tinh xanh và nằm trong khu vực ở được quanh sao lùn đỏ Proxima Centauri. Hành tinh Proxima b mất 11 ngày để hoàn thành một ṿng quanh sao chủ.
Thêm nữa, Proxima b cách Trái Đất chỉ 4,2 năm ánh sáng. Mặc dù bị khóa với sao mẹ nhưng ngôi sao mẹ rất nhỏ và ánh sáng yếu nên Proxima b vẫn nằm trong "vùng sự sống" của hệ Proxima.
T́nh trạng "bị khóa" có nghĩa là hành tinh luôn hướng một mặt duy nhất về phía sao mẹ, giống như cách Mặt trăng bị khóa vào Trái đất, khiến một nửa của nó luôn là ban ngày, nửa c̣n lại chỉ có đêm tối.
T́nh trạng trên chỉ xảy ra khi thiên thể "con" quay quá gần "mẹ" của nó. Khoảng cách từ Proxima b với sao mẹ chỉ bằng 1/10 khoảng cách từ sao Thủy đến Mặt trời.
Giáo sư Loeb cho rằng, nếu nửa ban ngày của hành tinh có thể quá nóng th́ nửa ban đêm sẽ có thể duy tŕ được nhiệt độ vừa đủ cho sự sống tồn tại.
Từ đây, nhóm chuyên gia cho rằng đó có thể là tin tốt đối với chúng ta khi t́m kiếm sự sống ngoài hành tinh.
Do vậy, các nhà khoa học nỗ lực nghiên cứu nhằm t́m kiếm nước lỏng trên Proxima b cũng như xác định xem liệu khí quyển hành tinh có ngăn được những tia vũ trụ độc hại hay không.
Trong trường hợp khí quyển tồn tại, nguyên tố hóa học trên hành tinh Proxima b có thúc đẩy phát triển sự sống hay không?. Đó là những câu hỏi mà giới chuyên gia cần t́m ra lời giải trong thời gian tới.