Nếu được phát hiện và điều trị sớm, tỷ lệ sống sau 5 năm của bệnh ung thư tuyến giáp có thể đến 97,8%.
Ung thư tuyến giáp là bệnh ung thư của tuyến nội tiết phổ biến nhất. Các nghiên cứu cho thấy, ung thư tuyến giáp là nguyên nhân gây ra 96% số ca mắc mới và 66,8% số ca tử vong do ung thư nội tiết trên thế giới. 90% ung thư tuyến giáp là ung thư tuyến giáp thể biệt hóa; 10% c̣n lại là ung thư tuyến giáp thể tủy, thể không biệt hóa...
Theo TS.BS Trần Hải B́nh - Phó trưởng khoa Ung bướu, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Hà Nội, tiên lượng của ung thư tuyến giáp rất khác nhau, tùy thuộc vào loại, kích thước khối u, mức độ di căn, tuổi của bệnh nhân và khả năng phẫu thuật. Nhưng nh́n chung, tiên lượng tốt với tỷ lệ sống sau 5 năm lên đến 97,8% cho bệnh nhân ở mọi lứa tuổi và chủng tộc. Các yếu tố tiên lượng xấu là kích thước khối u lớn, đă có xâm lấn nhu mô hoặc cơ quan xung quanh ngoài tuyến giáp, đă có di căn xa (phổi, xương...), bệnh nhân tuổi cao hoặc các loại khối u có thể mô bệnh học không thuận lợi như ung thư thể không biệt hóa.
Ung thư tuyến giáp thể biệt hóa bao gồm ung thư tuyến giáp thể nhú, ung thư tuyến giáp thể nang và ung thư tuyến giáp kết hợp giữa thể nhú và nang. Loại này thường có tiên lượng tốt, có thể chữa khỏi nếu được phát hiện và điều trị sớm.
Ung thư tuyến giáp thể tủy và ung thư tuyến giáp không biệt hóa là các khối u "hung hăn", tiến triển và di căn nhanh, thường có tiên lượng kém và có thể gây tử vong nhanh nếu phát hiện muộn.
TS.BS Trần Hải B́nh đang xem kết quả điều trị của bệnh nhân ung thư. Ảnh: Bệnh viện Tâm Anh
Hiệp hội Ung thư Mỹ cung cấp số liệu thống kê về khả năng sống c̣n của các loại ung thư tuyến giáp dựa vào thông tin từ cơ sở dữ liệu SEER. Cơ sở dữ liệu này theo dơi tỷ lệ sống c̣n tương đối trong 5 năm đối với bệnh ung thư tuyến giáp ở Mỹ, dựa trên mức độ di căn của bệnh ung thư. Theo đó, bệnh nhân được phân nhóm thành các giai đoạn khu trú, khu vực và xa. Ở giai đoạn khu trú, không có dấu hiệu ung thư đă lan ra bên ngoài tuyến giáp; giai đoạn khu vực, ung thư đă lan ra bên ngoài tuyến giáp đến các cấu trúc lân cận; giai đoạn xa, ung thư đă di căn đến các cơ quan khác của cơ thể, chẳng hạn như phổi, xương...
Dưới đây là tỷ lệ sống sau 5 năm của các loại ung thư tuyến giáp qua từng giai đoạn được phát hiện và điều trị lần đầu tiên.
Đối với ung thư tuyến giáp thể nhú, tỷ lệ sống sau 5 năm khi phát hiện và điều trị ở giai đoạn khu trú là 100%, giai đoạn khu vực là 99% và giai đoạn xa c̣n 75%. Với ung thư tuyến giáp thể nang, các con số lần lượt là 100% (giai đoạn khu trú), 98% (giai đoạn khu vực) và 63% (giai đoạn xa). Ung thư tuyến giáp thể tủy là gần 100% (giai đoạn khu trú), 90% (giai đoạn khu vực) và 40% (giai đoạn xa). Trường hợp ung thư tuyến giáp thể không biệt hóa, tiên lượng sống sau 5 năm kém hơn với 34% (giai đoạn khu trú), 9% (giai đoạn khu vực) và 4% (giai đoạn xa).
"Bệnh được phát hiện ở giai đoạn càng sớm th́ tiên lượng càng tốt. Khi các khối u lớn hơn 4 cm hoặc đă phát triển xâm lấn đến các mô và cấu trúc xung quanh hay di căn đến các cơ quan khác của cơ thể có tiên lượng kém hơn", bác sĩ B́nh nhấn mạnh.
Ung thư tuyến giáp có tiên lượng tốt, nhưng sự hiện diện của di căn xa sẽ làm giảm đáng kể tuổi thọ cho bệnh nhân. Bác sĩ Hải B́nh dẫn các nghiên cứu cho thấy, xương là vị trí di căn phổ biến thứ hai của ung thư tuyến giáp, ảnh hưởng đến 3% trong số những bệnh nhân này. Di căn cột sống là nguyên nhân gây ra bệnh tật và tử vong đáng kể. T́nh trạng chèn ép tủy sống được thấy ở bệnh nhân ung thư tuyến giáp thường xuyên hơn các loại ung thư di căn xương khác. Thông thường, tỷ lệ ung thư tuyến giáp di căn cột sống là 28%, trong khi tỷ lệ ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú là 10% và 8%.
Việc chẩn đoán, phát hiện và điều trị sớm giúp tăng tỷ lệ sống sau 5 năm cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Bác sĩ B́nh khuyến nghị, tất cả những người có yếu tố nguy cơ như người có lượng iốt quá cao hoặc quá thấp; tiếp xúc với bức xạ ion hóa; thừa cân, béo ph́; tiền sử gia đ́nh bị ung thư tuyến giáp, bướu cổ hoặc bệnh tuyến giáp khác; phụ nữ trung niên... nên thực hiện tầm soát ung thư tuyến giáp ít nhất một lần. Các lần tầm soát sau đó thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Những người khác (không phân biệt giới tính) nên thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất mỗi năm một lần để phát hiện sớm các bất thường về nội tiết và điều trị kịp thời.
VietBF@sưu tập