Dùng lá ngải cứu để đun nước gội đầu rất tốt, vừa có tác dụng chăm sóc tóc, lại giúp giảm đau đầu, giúp ngủ ngon hơn.
Lá ngải cứu là một nguyên liệu rất quen thuộc trong Đông y, có tác dụng trị cảm cúm, ho do lạnh, trị mụn trứng cá... Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), ngải cứu có vị đắng, tính ấm, mùi thơm, đi vào kinh tỳ, can, thận.
Theo các ghi chép lịch sử, lá ngải cứu được triều đại nhà Đường của Trung Quốc gọi tên là "y vương" vì chúng có thể dùng chữa bệnh theo nhiều cách khác nhau. Bác sĩ Xiufeng, Khoa Phụ nữ Y học Cổ truyền Trung Quốc cho biết, lá ngải cứu có dược tính, thường được dùng để điều trị một số bệnh. Nhiều gia đình có thói quen phơi khô lá ngải cứu rồi giữ để dùng dần. Đặc biệt, dùng lá ngải cứu để đun nước gội đầu rất tốt, vừa có tác dụng chăm sóc tóc, lại giúp giảm đau đầu, giúp ngủ ngon hơn.
1 tuần gội đầu bằng lá ngải cứu đun sôi, chị em sẽ nhận 4 lợi ích đặc biệt
1. Làm ấm cơ thể, phòng cảm lạnh
Da đầu và các nang tóc là những kênh quan trọng để cơ thể giải phong hàn, ẩm thấp. Trong quá trình gội đầu bằng lá ngải cứu, các hoạt chất giải phong hàn, sinh nhiệt có thể thẩm thấu vào cơ thể thông qua xoa bóp. Lá ngải cứu tính ấm, do đó dùng thứ nước này để gội đầu có tác dụng làm ấm kinh mạch, khu trừ hàn ẩm, giảm đau, tán phong tán hàn, có tác dụng trị chứng tỳ vị hàn đau, tiêu chảy ẩm lạnh.
Đối với người đã bị cảm lạnh thì nên tránh gội đầu mà nên ăn canh ngải cứu. Cách nấu như sau: Lấy 300g ngải cứu, 100g lá khuynh diệp, 100g lá bưởi (hoặc quýt, chanh) nấu trong 2 lít nước. Đun sôi 20 phút bắc xuống, xông 15 phút. Làm liên tục 2-3 ngày bệnh sẽ đỡ.
2. Giúp ngủ ngon hơn
Nếu chất lượng giấc ngủ kém, bạn nên gội đầu bằng lá ngải cứu. Tinh dầu ngải cứu thơm nhẹ có thể làm dịu tâm trí, giảm căng thẳng thần kinh. Nhưng cần lưu ý nếu gội đầu vào buổi tối thì phải đợi tóc khô rồi mới đi ngủ, nếu không sẽ không tốt cho sức khỏe.
3. Chống gàu, chữa rụng tóc
Gội đầu bằng nước lá ngải cứu có tác dụng trị gàu, giảm ngứa hiệu quả do chúng có khả năng tiêu diệt vi khuẩn phát triển trên bề mặt da. Nó có thể được sử dụng nhiều lần để đạt được hiệu quả chống ngứa và trị gàu. Đáng nói, lá ngải cứu sẽ không gây hại cho da đầu mà còn có tác dụng nuôi dưỡng nang tóc một cách nhất định.
4. Giảm dầu cho tóc
Tinh dầu trong ngải cứu giúp cân bằng lượng dầu tiết ra của da đầu, đồng thời giảm bớt tình trạng da đầu tiết nhiều dầu. Do đó những ai thường xuyên bị bết tóc, tóc nhiều dầu thì có thể áp dụng cách gội đầu bằng lá ngải cứu.
Ngoài dùng lá ngải cứu gội đầu thì ngâm chân bằng ngải cứu khô trước khi đi ngủ cũng rất tốt. Ngâm chân bằng nước lá ngải cứu có tác dụng chữa nấm da chân, giảm mệt mỏi, khử mùi hôi chân, điều hòa kinh nguyệt, hỗ trợ lưu thông máu...
Lưu ý khi gội đầu bằng lá ngải cứu
- Có thể gội đầu bằng nước lá ngải cứu khoảng 3 lần/tuần.
- Để việc gội đầu với lá ngải cứu phát huy tốt nhất, bạn có thể pha nước lá ngải cứu và nước ấm, gội ướt toàn bộ da đầu. Sau đó ủ tóc trong 10 phút để nước ngải cứu ủ lưu lại trên da đầu. Cuối cùng gội sạch lại bằng nước ấm hoặc dầu gội.
- Không nên gội đầu bằng nước lá ngải cứu vào tối muộn vì dễ dẫn đến cảm lạnh. Tốt nhất là nên gội đầu trước 20h tối.
- Không nên gội đầu bằng nước ngải cứu quá nóng. Nhiệt độ nước chỉ nên rơi vào khoảng từ 40 - 45 độ C.
- Người đang bị sốt, đang say rượu... thì không nên gội đầu.
VietBF @ Sưu tầm