Trăng rằm tháng 2 tương ứng với nhiều lễ hội trên khắp thế giới, có nơi gọi nó là Trăng giun.
Trăng Giun v́ đây là thời điểm những con giun bắt đầu nổi lên mặt đất.
Niên giám nhà nông gọi kỳ trăng rằm tháng 2 là “Trăng giun” v́ thời điểm này những con giun bắt đầu nổi lên mặt đất sau khi mặt đất bắt đầu tan băng ở Bắc bán cầu.
Theo Trung tâm Nghiên cứu người Mỹ bản địa, nhiều người Anishinaabeg, hay Ojibwe, người bản địa ở vùng Great Lakes gọi nó là Onaabidin Giizis, hay Mặt trăng lớp vỏ tuyết.
Thế nhưng, người châu Âu gọi kỳ trăng này là Trăng Mùa Chay bởi v́ kỳ trăng này xuất hiện sau thời kỳ ăn chay của người theo đạo Thiên Chúa giáo trước Lễ Phục sinh.
Kỳ trăng tṛn này cũng trùng với Purim, ngày lễ của người Do Thái kỷ niệm sự cứu rỗi của người Do Thái khỏi âm mưu giết tất cả công dân Do Thái của Ba Tư cổ đại. Purim 2023 sẽ bắt đầu vào tối ngày 6/3 và kéo dài đến tối ngày 7/3.
Đối với người theo đạo Hindu, mùa trăng tṛn tháng 2 đánh dấu lễ hội Holi, lễ kỷ niệm t́nh yêu của thần Radha Krishna và chiến thắng của cái thiện trước cái ác. Trong lễ Holi, những người vui chơi đốt lửa trại và ném cho nhau những loại bột nhiều màu sắc.
Đối với nhiều Phật tử, rằm tháng hai là thời điểm diễn ra lễ hội Māgha Pūjā ở Campuchia, Lào, Thái Lan và Sri Lanka. Lễ hội này kỷ niệm một cuộc tụ tập cổ xưa của các đệ tử với Đức Phật.
Theo trang web Live Sky , ở kỳ trăng tṛn này, mặt trăng sẽ cách Trái đất 404.062 km, không ở điểm xa nhất cũng không phải điểm gần nhất (thường được gọi là apogee và perigee).
Sau Trăng Giun, kỳ trăng tṛn tiếp theo sẽ được gọi là Trăng hồng, theo tên của những bông hoa dại màu hồng bắt đầu nở vào thời điểm này trong năm ở các vùng của Bắc Mỹ.