Theo tờ Toutiao (Trung Quốc), chim bồ câu đă xuất hiện ít nhất 5.000 năm trước tại Ai Cập, được con người thuần hóa để đưa thư, làm cảnh và lấy thịt. Đây là loài chim nổi tiếng nhất trong lịch sử, nhất là trong y học cổ truyền. Loài vật này cũng được có mặt trong sách "Thực liệu thảo mộc" ở thời nhà Đường.
Theo y học cổ truyền Trung Quốc, chim bồ câu có thể được dùng làm thuốc. Nó tính ôn, vị mặn, quy kinh phế, thận.... Chim bồ câu c̣n có tác dụng đẩy nhanh quá tŕnh chữa lành và phục hồi các vết thương bên ngoài.
Thậm chí, chim bồ câu c̣n được ví rằng "toàn thân là bảo vật". Tiết chim bồ câu có thể dưỡng khí hoạt huyết. Trứng chim bồ câu có thể điều ḥa rối loạn sinh sản. C̣n phần thịt của chim bồ câu được thành ngữ Trung Quốc ví rằng tốt hơn 9 lần thịt gà, hay là "1 các thắng 9 kê".
Thịt chim bồ câu là một loại thực phẩm có hàm lượng protein cao tới 24%, vượt xa tất cả các loại thịt gia cầm và thịt gia súc. Đồng thời nó cũng chứa sắt, đồng, kẽm, selen và phức hợp vitamin B, vitamin E, niacin, choline... Đáng nói, cơ thể người có thể hấp thụ và tiêu hóa thịt chim bồ câu dễ dàng hơn so với các loại thịt khác.
Thịt chim bồ câu đem lại công dụng ǵ cho sức khỏe?
Thịt chim bồ câu phù hợp với nhiều đối tượng, đặc biệt là người già hoặc phụ nữ có thai; người mới phẫu thuật...
1. Đối với người cao tuổi, ăn thịt chim bồ câu tốt hơn so với việc ăn các loại thịt đỏ khác. Người cao tuổi ăn thịt chim bồ câu có thể nâng cao thể lực, do loại thịt này có khả năng chuyển hóa dinh dưỡng cao. Ăn thịt chim bồ câu cũng có tác dụng bảo vệ tim mạch, mạch máu năo, pḥng tránh bệnh "ba cao", đó là cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu ở người già.
2. Đối với người trung niên, ăn thịt chim bồ câu có tác dụng giải tỏa mệt mỏi. Thịt bồ câu phù hợp cho cả người lao động chân tay và trí óc, giúp phục hồi năng lượng. Nguyên tố vi lượng axit pantothenic trong thịt chim bồ câu giúp cải thiện khả năng miễn dịch.
3. Đối với thanh thiếu niên, tác dụng nổi bật của thịt bồ câu đó là tăng cường trí nhớ. Hàm lượng choline cao trong thịt chim rất tốt cho việc học tập, ôn luyện thi cử. Hơn nữa, thịt chim bồ câu c̣n có chứa dinh dưỡng cao toàn diện, có tác dụng bồi bổ khí huyết, giảm suy nhược thần kinh, cải thiện giấc ngủ.
4. Đối với phụ nữ, thịt chim bồ câu có tác dụng giảm đau bụng kinh và cải thiện triệu chứng thiếu máu rất thích hợp để ăn sau sinh. Thịt chim bồ câu có tác dụng bổ máu, bổ khí cho phụ nữ. Hơn nữa, nó cũng chứa nhiều collagen, có thể cải thiện độ đàn hồi của da và làm chậm quá tŕnh lăo hóa.
Những nhóm người không nên ăn nhiều thịt chim bồ câu
Thịt chim bồ câu có nhiều công dụng, hợp khẩu vị nhiều người, tỷ lệ hấp thu và chuyển hóa cao, là thực phẩm bồi bổ, tăng cường sức khỏe. Thế nhưng cũng v́ nó quá giàu đạm và chất béo nên không phải ai cũng ăn được. Đặc biệt là một số nhóm người sau:
1. Một là người đang bị tiêu chảy. Bản thân thịt bồ câu có vị ngọt, tính nhuận tràng, ăn vào sẽ có thể khiến t́nh trạng bệnh thêm nặng.
2. Những người có thể trạng nóng, đang bị sốt... nếu ăn nhiều chim bồ câu sẽ làm tăng sự khó chịu trong cơ thể.
3. Bệnh nhân cao huyết áp, bị trĩ nên ăn thịt chim bồ câu ở lượng vừa phải kẻo làm phản tác dụng, có hại cho sức khỏe.
4. Thịt chim bồ câu rất giàu đạm và chất béo, v́ thế ăn nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho gan. Do đó người mắc bệnh cũng nên hạn chế sử dụng.
5. Xương của chim bồ câu khá nhỏ có thể gây hóc xương cho trẻ. Do đó phụ huynh nên chú ư loại bỏ trong quá tŕnh chế biến thịt cho bé.
Theo lương y Vũ Quốc Trung (Hội Đông y Việt Nam), trong Đông y, thịt chim bồ câu vị ngọt, tính b́nh, hơi ấm không độc. Đem lại tác dụng bổ tim, gan, tỳ, phế, thận, kiện tỳ vị, ích khí huyết, trừ khử phong giải độc.
Lương y Trung đánh giá rằng không nên ăn quá thường xuyên thịt chim bồ câu v́ có thể gây phản tác dụng. Mỗi tuần chỉ nên ăn 1 con.
Nên lựa chọn chim bồ câu non, vừa mới đủ lông mới có nhiều dưỡng chất, có tác dụng bồi bổ cơ thể.
VietBF@sưu tập