Đây là những món ăn tốt cho việc dưỡng huyết, ngăn ngừa thiếu máu hết đau đầu, chóng mặt.
Cá béo
Các loại cá béo (như cá ngừ, cá hồi, cá trích, cá tuyết…) rất tốt cho người bệnh thiếu máu não nhờ chứa rất nhiều omega 3, DHA, EPA giúp giảm viêm nhiễm và tăng cường khả năng tuần hoàn của hệ thống mạch máu.
Ngoài ra chúng cũng chứa rất nhiều chất chống oxy hóa như vitamin E, selenium, astaxanthin... giúp ngăn chặn sự tổn thương tế bào do các gốc tự do và từ đó bảo vệ mạch máu tốt hơn. Không chỉ vậy các loại cá béo cũng chứa rất nhiều sắt và vitamin B12, đây đều là những chất rất có lợi cho cơ thể trong việc tăng cường sản xuất hồng cầu.
Hạt óc chó
Hạt óc chó là loại thực phẩm tốt cho cả não bộ và tim mạch do rất giàu protein và chất béo tốt. Omega-3 và các chất chống oxy hóa sẽ giúp bảo vệ não khỏi các gốc tự do cũng như cải thiện trí nhớ, tăng cường tư duy.
Ngoài ra hạt óc chó cũng chứa nhiều chất xơ giúp duy trì sự cân bằng đường huyết, từ đó hỗ trợ tăng cường lưu thông chất dinh dưỡng và oxi cho não. Thêm vào đó, hàm lượng chất khoáng như magiê, kẽm và sắt cũng đều là chất rất tốt cho người thiếu máu lên não.
Bông cải
Bông cải chứa nhiều vitamin K, magie, protein, canxi, crom, vitamin A, C... giúp tăng cường hấp thụ sắt trong cơ thể.
Bản thân bông cải cũng là một thực phẩm giàu sắt. Một bát bông cải xanh nấu chín có thể cung cấp 1mg sắt.
Loại rau này có chứa hàm lượng vitamin C dồi dào, tốt cho quá trình sản xuất collagen của cơ thể.
Rau chân vịt
Rau chân vịt giàu dinh dưỡng nhưng ít calo. Trung bình 3 chén rau chân vịt chứa khoảng 18mg sắt, nhiều hơn lượng sắt có trong 226 gram thịt bò. Ngoài ra, rau chân vịt còn chứa nhiều vitamin C - chất này có khả năng tăng cường hấp thụ sắt của cơ thể, tăng cường miễn dịch và phòng ngừa lão hóa.
Rau chân vịt còn chứa carotenoid - một chất chống oxy hóa giúp giảm viêm, ngăn ngừa các vấn đề về mắt và phòng ngừa nhiều bệnh tật khác.
Khi chế biến các loại rau lá xanh nói chung, bao gồm cả rau chân vịt, bạn hãy kết hợp với dầu olive để tăng khả năng hấp thụ carotenoid.
Đậu phụ
Đậu phụ là món ăn dân dã, giá rẻ được nhiều người yêu thích. Nó chứa nhiều đạm thực vật, có thể sử dụng thay thế thịt.
Ít người biết rằng, đậu phụ cũng là món ăn chứa nhiều sắt. Nửa cốc đậu phụ có thể cung cấp 20% nhu cầu sắt hàng ngày của một người trưởng thành.
Hàu
Hàu giàu sắt và kẽm tự nhiên, giúp thúc đẩy hệ miễn dịch của cơ thể. Một khẩu phần hàu có thể cung cấp gần một nửa nhu cầu sắt hàng ngày.
Các loại hải sản khác như cá mòi, sò điệp, trai, tôm, cá ngừ, cá thu, cá tuyết chấm đen... cũng là nguồn cung cấp chất sắt dồi dào, tốt cho cơ thể.
Hạt vừng/mè
Vừng không chỉ chứa nhiều chất béo, axit béo bão hòa, chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe mà còn giàu sắt. 100 gram hạt vừng có thể cung cấp khoảng 7mg sắt.
Tiết lợn
Tiết lợn là món ăn bình dân, có giá trị dinh dưỡng cao. 100 gram tiết lợn có thể cung cấp 8,7mg sắt. Đây là thực phẩm bổ sung sắt tự nhiên và trực tiếp, giúp phòng ngừa các bệnh thiết sắt trong máu, bệnh tim mạch.
Tiết lợn là "kho chứa sắt" nhưng khi ăn cần áp dụng nguyên tắc "ăn chín, uống sôi", không ăn tiết lợn sống. Đồng thời không ăn tiết lợn ốm, bệnh, thịt lợn sống...
Khoai tây
Một củ khoai tây lớn, chưa gọt vỏ (khoảng 295 gram) có thể cung cấp 3,2mg sắt. Khoai tây có hàm lượng sắt dồi dào. Trong đó, sắt tập trung nhiều ở phần vỏ.
Một phần khoai tây có thể cung cấp 46% nhu cầu vitamin C, B6 và kali hàng ngày của cơ thể.
Mộc nhĩ
Mộc nhĩ cung cấp nguồn sắt dồi dào cho cơ thể. Nó chứa lượng sắt cao gấp 20 lần rau cần, gấp 7 lần thịt lợn. Nhờ hàm lượng sắt cao như vậy mà mộc nhĩ có công dụng tuyệt vời trong việc dưỡng huyết, dự phòng thiếu máu.
Ngoài ra, mộc nhĩ còn chứa nhiều protein, chất béo, các vitamin, polysaccarides, khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Người thiếu máu não nên kiêng ăn gì?
Để khắc phục hiệu quả tình trạng bệnh, bên cạnh các loại thực phẩm cần bổ sung, người bệnh thiếu máu não cũng nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có hại cho não bộ như:
Các loại đồ ăn nhanh
Thức ăn nhanh như gà rán, khoai chiên, hamburger, pizza... là những loại đồ ăn người thiếu máu não nên hạn chế sử dụng, bởi chúng chứa rất nhiều chất béo bão hòa, đường, muối và các chất phụ gia không tốt. Những loại đồ ăn này dễ dàng làm tăng mức cholesterol, góp phần tạo ra các mảng xơ vữa động mạch và khiến chứng thiếu máu não trầm trọng hơn
Các loại đồ ăn đóng hộp
Các loại đồ ăn đóng hộp ảnh hưởng xấu tới quá trình lưu thông máu tới não vì thường có chất bảo quản, lại chứa lượng muối cao, là nguyên nhân gây ra sự hình thành của các cục máu đông cũng như các mảng xơ vữa động mạch, làm cản trở quá trình tuần hoàn lưu thông của máu. Các loại thực phẩm này còn ảnh hưởng xấu cho huyết áp và tim mạch của người bệnh, thậm chí gia tăng nguy cơ gây ra đột quỵ..
Đồ ngọt nhiều đường
Các loại thực phẩm chứa nhiều đường thường có chỉ số glycemic khá cao nên dễ gây tăng đột ngột mức đường trong máu & tạo ra phản ứng insulin mạnh, từ đó sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu tới não. Không những vậy sẽ có gia tăng nguy cơ mắc tiểu đường, nguy cơ bệnh tim mạch, bệnh béo phì...
Thực phẩm nhiều tinh bột
Người bệnh thiếu máu não không nên ăn quá nhiều đồ ăn nhiều tinh bột vì những loại đồ ăn này khi vào cơ thể sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao bất ngờ, khi đó cơ thể sẽ tiết ra nhiều insulin để giảm đường huyết. Lượng insulin lớn có thể gây hiệu ứng giảm huyết áp, mệt mỏi. Điều này sẽ không hề tốt với người thiếu máu não, bởi vốn dĩ cơ thể họ có vấn đề trong việc vận chuyển máu và oxy.
Chất kích thích (cà phê, trà đặc)
Cà phê hay trà đặc có chứa caffeine là chất kích thích mạnh khiến tăng huyết áp, tăng nhịp tim hoặc có thể làm co rút các mạch máu, những điều này sẽ làm rối loạn hệ thống tuần hoàn máu và gây cản trở lưu lượng máu được bơm tới não.
Đồ uống có cồn
Người bệnh bị chứng thiếu máu não nếu không kiêng cữ mà vẫn cứ tiếp tục uống nhiều bia rượu sẽ khiến bệnh ngày một nặng hơn vì bia rượu chính là tác nhân làm cản trở quá trình lưu thông máu, thậm chí còn làm tăng nguy cơ gây ra đột quỵ não lên gấp 5 lần.
VietBF@sưu tập
|
|