Trước việc 1/3 các di tích lịch sử nước này bị phá hoại bởi grafiti, cảnh sát đă sử dụng công nghệ AI để t́m hiểu phong cách cá nhân, các chọn màu sắc và nơi bán sơn để truy "tác giả".
Cảnh sát nước Anh đang theo đuổi một dự án tiên phong, nơi AI có thể xác định thủ phạm các vụ phá hoại vẽ bậy các di tích quốc gia từ chính "tác phẩm" của họ. Hệ thống này sẽ theo dơi phong cách của họ và chỉ ra đó là ai, bằng cách đối chiếu h́nh vẽ bậy ở các khu vực khác nhau và phân tích sơn để xác định nơi họ mua b́nh xịt.
Trong năm qua, các khu di sản đă trở thành mục tiêu phá hoại hàng đầu, theo nghiên cứu được công bố hôm 17/12 bởi Ecclesiastical Insurance, tổ chức chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ di sản.
Cuộc khảo sát này cho thấy có tới 1/3 (32%) di sản nước Anh đă bị vẽ bậy làm xấu mặt, tăng 9% so với năm trước.
Sĩ quan tội phạm di sản, PC Ashley Tether, nh́n vào bức vẽ graffiti trên tường thành cổ Chester, công tŕnh người La Mă xây dựng từ năm 75 sau công nguyên. Ảnh: Cheshire Police
Tháng 1, những kẻ phá hoại đă nhắm mục tiêu vào lâu đài Rochester ở Kent, một trong những pháo đài Norman hùng vĩ nhất quốc gia, được xây dựng bắt đầu vào năm 1087 bằng cách phun đầy graffiti lên tường.
Tháng 4, họ tiếp tục tấn công Cung điện Linlithgow, lịch sử hơn 500 năm, ở Tây Lothian, nơi sinh của Nữ hoàng Scotland, phun sơn graffiti lên tường, sàn lát đá và đài phun nước.
Các chuyên gia tội phạm di sản tại Historic England (cơ quan thuộc Bộ Văn hóa, Truyền thông và Thẻ thao) đánh giá đây là những di sản thuộc về tất cả người dân Vương quốc Anh, và vẽ graffiti lên đó, là tội phạm nghiêm trọng theo mọi phương diện đạo đức và pháp luật. "Nó dai dẳng và có sự lây lan, gây ra sự đau khổ và ảnh hưởng đến cảm giác hạnh phúc của công chúng".
Giáo sư Robin Bryant, giám đốc thực hành tư pháp h́nh sự tại Đại học Canterbury Christ Church là một chuyên gia về trí tuệ nhân tạo góp mặt trong dự án. Theo ông, vấn đề là những vụ vẽ bậy đầu tiên thường khuyến khích những lần tiếp theo. Việc loại bỏ nó khỏi đá cổ rất phức tạp, v́ sơn bị rỉ ra, thường để lại vết bẩn vĩnh viễn.
Ông cho hay cảm hứng từ chương tŕnh này là các ứng dụng đă tồn tại sẵn. Ví dụ hiện nay có rất nhiều ứng dụng điện thoại cho phép bạn chụp ảnh các loại hoa lá, cây cỏ và ứng dụng sẽ nhận dạng ngay được đó là loại cây nào, nguồn gốc, đặc tính, hoa, quả ra sao...
H́nh vẽ bậy tại nhà thờ Holy Rood, di tích có từ năm 1320. Ảnh: Guardian
Công nghệ tương tự được nhà chức trách áp dụng với các grafiti vẽ bậy, giúp cảnh sát xác định các nghệ sĩ graffiti, những người có phong cách rất khác biệt và sử dụng một số loại màu nhất định.
"Với mắt người, graffiti có thể trông giống nhau, v́ mắt và năo người chỉ có thể xử lư được một lượng thông tin nhất định. Nhưng với AI, nếu bạn cung cấp 100 h́nh ảnh trong một vùng lân cận th́ nó có thể chỉ ra những grafiti nào được cùng một người vẽ trong cùng một ngày", ông cho hay.
Sử dụng h́nh ảnh AI cũng giúp họ biết được cả nhăn hiệu sơn, từ đó ḍ ra nhà bán lẻ và thu hẹp đối tượng cần t́m kiếm. "AI cung cấp khả năng liên kết các hành vi phạm tội với cùng một kẻ phạm tội. Điều đó, theo thuật ngữ cảnh sát, thường là một khởi đầu rất tốt về mặt điều tra", giáo sư Robin Bryant cho hay.
Tội phạm grafiti ở Anh trở thành nỗi đau đầu cho cảnh sát. Uớc tính gần đây cho thấy chi phí dọn dẹp graffiti ở Anh mỗi năm lên tới hơn một tỷ bảng. Cảnh sát đă thiết lập riêng một đường dây báo cáo tội phạm vẽ bậy qua tổng đài điện thoại 101 và cả hộp thư điện tử.
Để hạn chế tội phạm, luật Anh cấm người dưới 16 tuổi mua hộp sơn xịt grafiti. Việc bán sơn xịt cho người dưới 16 tuổi cũng là hành vi phạm tội.
Người vẽ bậy có thể bị truy tố dựa trên 4 đạo luật: Đạo luật Thiệt hại H́nh sự 1971, Đạo luật Môi trường và Khu dân cư năm 2005, Đạo luật trật tự công cộng 1986 hoặc Đạo luật hành vi chống đối xă hội 2003, với h́nh phạt tù có thể lên tới 10 năm.
VietBF@sưu tập