Mỹ từng kỳ vọng việc triển khai một lực lượng đa quốc gia ở biển Đỏ sẽ là hành động phản ứng mạnh mẽ trước các cuộc tấn công của lực lượng Houthi tại Yemen.
Tuy nhiên, chỉ một tuần sau khi thông báo thành lập một lực lượng như thế được đưa ra, nhiều đồng minh của Mỹ tỏ ra không mấy hào hứng với bước đi này.
Lầu Năm Góc cho biết h́nh thức tham gia Chiến dịch Bảo vệ Thịnh vượng (OPG) tại biển Đỏ có thể bao gồm từ việc điều động tàu chiến đến cử sĩ quan tham mưu. Tuy nhiên, gần 1/2 trong số hơn 20 quốc gia được Mỹ nêu tên cho đến nay vẫn chưa xác nhận sẽ tham gia OPG. Diễn biến này phần nào phản ánh rạn nứt do cuộc xung đột giữa Israel và nhóm vũ trang Hamas gây ra. Lưu ư, người dân châu Âu ngày càng không muốn bị lôi kéo vào xung đột, ông David Hernandez, chuyên gia tại Trường ĐH Complutense (Tây Ban Nha), nhận định: "Các chính phủ châu Âu lo ngại một phần cử tri tiềm năng sẽ quay lưng với họ".
Một tay súng Houthi trên tàu hàng Galaxy Leader ở biển Đỏ trong tấm ảnh công bố hôm 20-11 Ảnh: Reuters
Liên minh châu Âu (EU) hiện chỉ mới phát tín hiệu ủng hộ lực lượng đặc nhiệm hàng hải do Mỹ dẫn đầu bằng một tuyên bố chung lên án các cuộc tấn công của Houthi. Trong khi đó, một số nước thành viên EU muốn giữ khoảng cách với sáng kiến này. Chẳng hạn, Bộ Quốc pḥng Ư nói sẽ triển khai một tàu chiến đến biển Đỏ theo yêu cầu của các chủ tàu người Ư và tàu này sẽ không tham gia OPG. Ngoài ra, một số quốc gia được đề cập trong thông báo của Mỹ đă nhanh chóng khẳng định không liên quan trực tiếp đến OPG. Ả Rập Saudi và Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) tuyên bố không quan tâm đến động thái của Mỹ. Một quan chức Ấn Độ tiết lộ chính phủ nước này lo ngại việc liên kết với Mỹ làm gia tăng nguy cơ New Delhi trở thành mục tiêu bị tấn công.
Trong lúc sáng kiến lập lực lượng quốc tế tuần tra biển Đỏ của Mỹ gặp thử thách th́ nỗi lo về nguy cơ gián đoạn vận tải hàng hóa qua vùng biển này lại giảm bớt. Công ty Vận tải tàu biển CMA CGM (Pháp) vừa tuyên bố nối lại các hoạt động trên biển Đỏ sau khi có những đánh giá kỹ lưỡng về t́nh h́nh an ninh hiện nay. Tập đoàn Maersk (Đan Mạch) cũng thông báo chuẩn bị cho hàng chục tàu container đi qua kênh đào Suez và biển Đỏ trong những tuần tới. Ông Hiroyuki Kikukawa, Chủ tịch Công ty NS Trading - một đơn vị thuộc Công ty Chứng khoán Nissan Securities (Nhật Bản), nhận định: Nỗi lo về vận chuyển hàng hóa ở biển Đỏ đă giảm bớt nhưng căng thẳng ở Trung Đông c̣n tiếp tục gây nhiều lo lắng.
VietBF@sưu tập