Người Việt than khổ v́ phải xếp hàng từ 3h sáng ở bệnh viện để lấy số. Ở Đức người bệnh phải đặt lịch hẹn trước vài tháng. Mỗi khi nói về câu chuyện y tế tại Việt Nam, tôi thường nghe những đánh giá, so sánh với nước ngoài theo kiểu "người Việt quá khổ mỗi khi đi bệnh viện", "bệnh nhân như thượng đế khi đi khám chữa bệnh ở nước ngoài"...
Cụ thể: Một người đang sinh sống và làm việc tại Đức, xin chia sẻ một chút thông tin về chính sách bảo hiểm y tế và dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại đây để các bạn có cái nh́n khách quan hơn về những cái được và mất khi so sánh với Việt Nam.
Bảo hiểm y tế (BHYT) ở Đức có rẻ không? Nếu bạn lương thấp sẽ đóng BHYT ở mức 50 euro/tháng. C̣n nếu lương của bạn là 70.000 euro mỗi năm th́ mức đóng BHYT là 800 euro/tháng cho cả nhà (khoảng 13.7% tổng lương một năm). Bảo hiểm thường không bao gồm răng miệng, bạn phải mua riêng v́ chi phí liên quan đến răng miệng rất đắt.
Các bạn có thể so sánh chi phí này với chi phí bảo hiểm tư nhân ở Việt Nam đang cung cấp xem đắt hay rẻ (đă bao gồm răng miệng)? Theo ư kiến cá nhân, tôi thấy người lương cao đang phải bù cho người lương thấp, chứ không có ǵ là miễn phí hay rẻ cả.
Nếu bệnh nhẹ bạn sẽ phải đi gặp bác sĩ gia đ́nh. Bác sĩ gia đ́nh ở Đức chủ yếu là khám bệnh, kê đơn các bệnh lặt vặt như cảm, sốt, ho, sổ mũi... Nếu bệnh nặng hơn bác sĩ gia đ́nh sẽ cho giấy để bạn đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Bạn sẽ phải đặt lịch hẹn (kể cả khi có giấy giới thiệu). Không có lịch hẹn, bạn sẽ phải chờ, không được khám ngay, trừ khi bệnh viện có chỗ trống.
Mà lịch hẹn nhanh nhất cũng là hai tuần, c̣n thông thường là một tháng, có khi đến nửa năm. Trừ trường hợp bạn mắc bệnh cực kỳ nặng, phải đi cấp cứu, c̣n không th́ việc phải chờ đợi đến hẹn là rất b́nh thường, có khi bệnh tự khỏi trước khi khám.
Ở Việt Nam, người bệnh có khi phải xếp hàng từ 3 giờ sáng để lấy số vào khám, dù có hơi vất vả nhưng chí ít c̣n được khám ngay trong ngày. C̣n tại Đức chẳng bao giờ có chuyện đó nhưng bù lại bạn không phải muốn khám lúc nào cũng được. Vấn đề này, xin để mỗi người tự đánh giá cái nào hơn?
Về thái độ khám chữa bệnh của y bác sĩ và nhân viên y tế, tôi có đi khám bệnh viện tư bằng bảo hiểm tư (vẫn tương đối rẻ ở Việt Nam) nên thấy thái độ tại đây với bệnh viện tại Đức cũng một chín một mười. Thỉnh thoảng, tôi vẫn bị kỳ thị ngầm khi khám bệnh ở Đức, v́ tôi là người nước ngoài. Ngoài ra, v́ ngôn ngữ bất đồng, nên khi bác sĩ giải thích bệnh, có từ chuyên ngành, tôi cũng sẽ không hiểu hết được. Một số bác sĩ lớn tuổi cũng sẽ không nói được tiếng Anh nên chuyện giao tiếp cũng khá bất tiện.
Về máy móc và trang thiết bị y tế, có thể nói, hiện nay điều kiện ở Việt Nam cũng khá hiện đại, tương đương với ở Đức. Tuy nhiên, bác sĩ tại Đức có tŕnh độ khám lâm sàng thực tế không thể nào bằng bác sĩ Việt Nam. Họ có thể học lư thuyết rất giỏi, máy móc, công nghệ mới rất rành, nhưng khi khám lâm sàng, họ tỏ ra đuối hơn so với các bác sĩ tại Việt Nam.
Điều này cũng một phần v́ nước ta ở vùng nhiệt đới nên bệnh tật cũng nhiều hơn. Việc va chạm, tiếp xúc nhiều với bệnh nhân khiến các bác sĩ Việt khám lâm sàng tốt hơn. Tôi thấy rất nhiều Việt kiều ở Đức xung quanh tôi, mỗi lần về nước đều tranh thủ đi khám răng và chữa bệnh v́ nhanh và bác sĩ cũng ổn hơn.
Cuối cùng, về cơ sở vật chất, rơ ràng chúng ta c̣n nhiều thứ thua kém với các nước phát triển, v́ họ giàu có hơn, đầu tư tốt hơn, hiện đại hơn. Và một điểm ưu việt tại Đức là khi bạn đi khám chữa bệnh, người ta không phân biệt bảo hiểm tư và bảo hiểm công nên rất thuận lợi cho người bệnh.
Tóm lại, qua những chia sẻ này, tôi hy vọng các bạn sẽ có được cái nh́n toàn diện nhất về những điểm hơn và kém khi so sánh giữa chất lượng y tế tại Việt Nam với một nước phát triển như Đức. Chúng ta vẫn có nhiều điểm thua thiệt, cần khắc phục, nhưng bên cạnh đó đă có nhiều tiến bộ, tiệm cận thậm chí vượt qua cả nền y tế tại các quốc gia hàng đầu thế giới.
Hiểu điều đó để những người làm y tế nước nhà có những điều chỉnh, khắc phục hạn chế, cải thiện chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh trong nước. Mặc khác, bản thân mỗi người dân cũng có đánh giá công tâm hơn và luôn ủng hộ ngành y từng bước dần hoàn thiện hơn trong tương lai.