Một cựu quan chức Mỹ cho rằng Washington nên t́m cách diệt càng nhiều mục tiêu của Houthi ở ven bờ Yemen trên Biển Aden càng tốt, như họ đă làm tại bờ Biển Đỏ.
Tên lửa đạn đạo chống hạm Asef của Houthi trong cuộc duyệt binh ở Yemen năm 2022 (Ảnh: Drive).
CNN dẫn lời một quan chức Mỹ cho rằng các cuộc không kích do Mỹ dẫn đầu vào tuần trước chỉ phá hủy chưa đến 1/3 khả năng tấn công tổng thể của Houthi tại Yemen và nhóm vũ trang này vẫn duy tŕ phần lớn khả năng tấn công các tàu thương mại trên những tuyến đường vận chuyển quốc tế ở phía nam Biển Đỏ và Vịnh Aden.
Điều đó được thể hiện rơ ràng hôm 15/1, khi một tên lửa của Houthi bắn trúng một tàu hàng do Mỹ sở hữu ở Biển Đỏ, đánh dấu lần đầu tiên lực lượng này tập kích thành công một tàu do Mỹ sở hữu hoặc điều hành.
Cuộc không kích tuần trước đă thành công như dự định khi Mỹ phá hủy hoặc làm hư hại 93% các mục tiêu mà họ đă chọn. Nhưng một số quan chức Mỹ thừa nhận rằng điều đó không cản trở được khả năng tiếp tục tấn công vận tải biển quốc tế của Houthi.
Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết: "Chúng tôi không tin rằng chúng tôi đă cản trở đáng kể các nỗ lực quân sự của họ".
Phạm vi hạn chế của hoạt động tuần trước cho thấy sự tính toán kỹ lưỡng của chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden về những bước đi ở Trung Đông, nơi xảy ra cuộc trả đũa bạo lực giữa các nhóm vũ trang được Iran hậu thuẫn với Mỹ và Israel. Tuy nhiên, vẫn c̣n đó những nguy cơ đang âm ỉ của một cuộc chiến tranh toàn diện.
Washington đă cẩn trọng t́m cách tránh t́nh trạng biến các cuộc tấn công của Houthi và các nhóm khác được Tehran hậu thuẫn leo thang thành mặt trận thứ hai trong cuộc chiến giữa Israel và nhóm Hamas.
Phá vỡ thương mại toàn cầu
Kể từ tháng 11/2023, Houthi - lực lượng nhận được vũ khí đáng kể và các hỗ trợ khác từ Iran - đă thực hiện hàng chục cuộc tấn công nhằm vào các tuyến vận tải quốc tế mà nhóm này cho rằng là để trả đũa cuộc chiến của Israel ở Gaza.
Các cuộc tấn công đang làm gián đoạn thương mại toàn cầu, buộc một số công ty vận tải biển lớn nhất thế giới phải đi đường ṿng quanh lục địa châu Phi thay v́ đi qua kênh đào Suez, xa thêm hàng ngh́n km và có thể phải tốn thêm hàng triệu USD.
Các quan chức cấp cao trong chính quyền Tổng thống Biden khẳng định chiến dịch tấn công Houthi hôm 12/1 đă thành công với mục tiêu: làm suy giảm khả năng quân sự của nhóm.
Người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ John Kirby cho biết trong cuộc họp báo: "Đây không phải là một cuộc tập trận... Chiến dịch này được thực hiện để phá vỡ và làm suy giảm khả năng quân sự của Houthi".
Hàng chục mục tiêu mà Mỹ tấn công - bao gồm các sở chỉ huy và kiểm soát, đạn dược, hệ thống phóng, cơ sở sản xuất và hệ thống radar pḥng không - đă được lựa chọn kỹ càng để cố gắng gây khó khăn hơn cho Houthi khi tấn công các tàu ở Biển Đỏ, các quan chức Lầu Năm Góc nói. Theo tính toán, có rất ít thương vong của lực lượng Houthi.
Anh - quốc gia tham gia cuộc tấn công hôm 12/1 - khẳng định đây là hành động "tự vệ" nhằm "giảm căng thẳng và khôi phục sự ổn định cho khu vực".
Iran phóng tên lửa đạn đạo (Ảnh minh họa: Drive).
Iran thận trọng
Các tài liệu giải mật của t́nh báo Mỹ cho thấy Tehran đă tham gia sâu vào việc điều phối các cuộc tấn công của Houthi nhằm vào các tàu thương mại, bao gồm cả việc cung cấp thông tin về các tàu vận chuyển đi qua tuyến đường biển này.
Các quan chức t́nh báo Mỹ tin rằng Iran đang điều chỉnh cẩn thận trọng phản ứng đối với cuộc chiến của Israel ở Gaza, bằng cách cho phép và thậm chí khuyến khích các nhóm ủy nhiệm của họ gây ra những tổn thất chính xác đối với lợi ích của Israel và Mỹ trong khu vực, đồng thời ngăn ngừa các hoạt động có thể gây ra đối đầu trực tiếp với chính Iran.
Các quan chức Mỹ lo ngại một bên có thể tính toán sai lầm, ngay cả khi không có "ông lớn" nào - Iran, Israel hay Mỹ - muốn một cuộc chiến rộng hơn. Nỗi lo lắng này đặc biệt gay gắt khi nói đến Houthi, vốn "không đội trời chung" với Israel và nằm trong số những nhóm hoạt động độc lập nhất với các nhóm ủy quyền của Iran.
"Mỹ cần quét sạch vũ khí của Houthi"
Các nhà phân tích tin rằng việc đóng cửa kéo dài tuyến đường biển nối với kênh đào Suez có thể làm ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu và đẩy giá hàng hóa sản xuất tăng cao vào thời điểm quan trọng trong cuộc chiến chống lạm phát. Kênh đào Suez chiếm 10% đến 15% thương mại thế giới, bao gồm xuất khẩu dầu và 30% khối lượng vận chuyển container toàn cầu.
Mick Mulroy, cựu phó trợ lư bộ trưởng quốc pḥng dưới thời Tổng thống Trump và hiện là nhà phân tích của ABC News, cho biết: "Mỹ nên t́m cách tiêu diệt càng nhiều mục tiêu mà họ có thể xác định được trên ven bờ của Yemen trên Biển Aden, giống như họ đă làm trên bờ Biển Đỏ... Quét sạch radar, bệ phóng hoặc băi cất giữ".
Tổng thống Biden hôm 12/1 cho biết, ông sẽ "không ngần ngại chỉ đạo các biện pháp tiếp theo để bảo vệ người dân của chúng tôi và ḍng chảy tự do thương mại quốc tế khi cần thiết".
VietBF@sưu tập