Dọc các bức tường bảo tàng Căn cứ Không quân Kanoya và Bảo tàng Ḥa b́nh Chiran là hàng trăm ảnh chân dung phi công kamikaze, cùng những bức thư cuối của họ.
Đây là những bức thư ghi lại tâm sự sau cùng của các phi công Thần Phong trước khi thực hiện đ̣n tấn công tự sát nhắm vào lực lượng Mỹ trong Thế chiến II. Hầu hết là những lá thư gửi tới mẹ của các phi công trẻ, có người mới 16 tuổi, cùng lời xin lỗi và lời hứa sẽ khiến gia đ́nh tự hào.
"Mẹ kính yêu, xin hăy sống lâu, mạnh khỏe. Con sẽ cố gắng phá hủy mục tiêu lớn", Torao Kato, thiếu úy 18 tuổi của phi đội Thần Phong phát xít Nhật, viết bằng nét mực đậm trong lá thư được trưng bày tại bảo tàng ở đảo Kyushu, phần nào cho thấy sự ngông cuồng của tuổi trẻ.
Các phi công phi đội Thần Phong thường thực hiện đ̣n tấn công tự sát (kamikaze), bằng cách điều khiển máy bay chứa đầy bom, thuốc nổ lao thẳng vào tàu chiến Mỹ trên mặt trận Thái B́nh Dương. Đô đốc Takijiro Onishi lần đầu đề xuất chiến thuật này năm 1944, khi quân Nhật bị lực lượng Đồng minh áp đảo.
Theo số liệu từ hai bảo tàng ở Kyushu, khoảng 2.600 phi công phát xít Nhật đă chết trong các đ̣n kamikaze của lục quân và hải quân.
Thiệt hại mà những phi công này gây ra đối với hải quân Mỹ rất nặng nề. Trong trận Okinawa, trận hải chiến được coi là đẫm máu nhất từ trước đến nay đối với lực lượng này, 40% trong số 12.000 lính Mỹ thiệt mạng có mặt trên 26 tàu chiến bị đánh ch́m và 168 tàu bị hư hại do các cuộc tấn công kamikaze.
Phi công lớn tuổi nhất trong phi đội Thần Phong là trung tá Yoshio Itsui, 32 tuổi, người chỉ huy lực lượng tấn công tự sát đầu tiên ở căn cứ Chiran ngày 1/4/1945. Itsui ra đi để lại vợ và ba con nhỏ, trong đó có con trai mới chào đời.
"Hăy làm việc chăm chỉ, trở thành một người đàn ông giỏi giang", phi công này viết trong thư gửi con trai. Tuy nhiên, con trai Itsui đă không thể đọc lá thư bố để lại. Vợ Itsui hay tin chồng qua đời đă bị mất sữa, khiến cậu con trai nhỏ tuổi chết v́ suy dinh dưỡng 4 tháng sau đó.
Một bức ảnh trên tường cho thấy 5 phi công trẻ đang ôm một chú cún, được xem là một trong những h́nh ảnh ấn tượng nhất về các phi công kamikaze. Đây là nhóm phi công 17-19 tuổi, gia nhập không quân Nhật ở tuổi 14, thời điểm trước khi các đơn vị kamikaze được thành lập.
"Rất có thể họ không biết sẽ trở thành những phi công kamikaze. Nhưng khi biết số phận của ḿnh, họ không ngần ngại nhận nhiệm vụ", tác giả Richard James viết trong cuốn The Mind of the Kamikaze trưng bày tại bảo tàng.
5 thanh niên trong bức ảnh đều tử trận khi thực hiện các cuộc tấn công kamikaze ngày 27/5/1945.
Vào đêm cuối trước khi thực hiện nhiệm vụ, các phi công kamikaze ở căn cứ Chiran thường tới quán Tomiya gần đó, nơi họ tâm sự với chủ quán Tome Torihama và gửi gắm những thông điệp cuối cùng tới gia đ́nh.
Bà Torihama đă gửi và bảo quản nhiều thư cùng các kỷ vật của họ tại một bảo tàng nhỏ khác, cách Bảo tàng Ḥa b́nh Chiran một quăng ngắn.
Gần đó là nhà hàng của Kenta, chắt của bà Torihama. Người đàn ông này niềm nở với du khách, kể các câu chuyện về bà cố của ḿnh và các phi công kamikaze.
Theo Kenta, điều quan trọng là những câu chuyện này không bị lăng quên. Anh mong nhiều du khách hơn đến tham quan khu vực, khi chỉ có 5% du khách tại đây là người nước ngoài.
"Những lời sau cùng của các phi công kamikaze là bài học đặc biệt, cho thấy sự điên rồ, bi kịch của chiến tranh. Nếu mọi người có thể rút ra được bài học đó, điều này sẽ góp phần củng cố ḥa b́nh thế giới", Kenta nói.
|