Nhà hoạt động cánh tả nổi tiếng người Mỹ Merle Ratner - một người bạn thân thiết với t́nh yêu trọn vẹn dành cho Việt Nam, đă qua đời hôm 5/2. Từ 13 tuổi, Ratner đă tham gia phản đối cuộc chiến của Mỹ tại Việt Nam và sau này luôn vận động ủng hộ các nạn nhân chất da cam Việt Nam kiện các công ty hóa chất Mỹ.
Người bạn của Việt Nam
Chồng của nhà hoạt động Merle Ratner, Giáo sư Đại học New York Ngô Thanh Nhàn, cho biết bà qua đời tối 5/2 trong một tai nạn giao thông khi đang đi bộ qua ngă tư gần nhà riêng ở quận Brooklyn.
Bà Merle Evelyn Ratner, sinh năm 1956 tại thành phố New York, có t́nh yêu đặc biệt với Việt Nam. Bà từng xuống đường biểu t́nh chống chiến tranh Việt Nam khi mới 13 tuổi và nổi tiếng với hành động treo khẩu hiệu phản chiến lên tượng Nữ thần Tự do. Bà là người đồng sáng lập và điều phối viên trong tổ chức "Vận động Cứu trợ và Trách nhiệm đối với Nạn nhân Chất độc Da cam Việt Nam - VAORRC" của khu vực New York.
Bà Merle Ratner - người bạn hết ḷng v́ Việt Nam. Ảnh: New York Post.
Merle Ratner tham gia rất tích cực trong biểu t́nh phản đối cuộc chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam từ cuối thập niên 1960, ủng hộ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam; tham gia phong trào chống chủ nghĩa đế quốc thập niên 1970, 1980, và chống phân biệt chủng tộc tại Mỹ hiện nay.
Sau năm 1975, với t́nh yêu sâu sắc dành cho Việt Nam, bà Merle Ratner đă có nhiều nỗ lực vận động quốc gia nhằm thúc đẩy tiến tŕnh b́nh thường hóa quan hệ Việt Nam-Mỹ, cũng như hỗ trợ cho nhiều hoạt động quốc tế của Việt Nam. Bà từng nhiều lần tới thăm các tỉnh thành của Việt Nam, làm việc với các tổ chức đối ngoại nhân dân, phụ nữ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.
Bà Merle Ratner đă được trao tặng giải thưởng "V́ các nạn nhân chất độc da cam Việt Nam" vào năm 2013; Kỷ niệm chương "V́ sự phát triển của phụ nữ Việt Nam" năm 2010.
Trong cuộc trao đổi ngày 1/2 với phóng viên TTXVN tại New York nhân dịp 94 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, nhà hoạt động cánh tả Merle Ratner một lần nữa nhấn mạnh vai tṛ lănh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là nhân tố quyết định mọi thành tựu, mọi thắng lợi của Việt Nam. Bà khẳng định Đảng Cộng sản Việt Nam đă kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xă hội, đấu tranh cho các giá trị của chủ nghĩa xă hội trên toàn thế giới và Việt Nam chắc chắn sẽ thành công trên con đường đă chọn.
Một người yêu cuộc sống
Tờ New York Post cho biết, Giáo sư Ngô Thanh Nhàn, nhà nghiên cứu ngôn ngữ và cổ nhạc Việt Nam, chồng bà Merle Ratner hơn 40 năm qua, đă rất đau buồn và khóc rất lâu khi được gọi đến hiện trường.
Giáo sư nói về vợ ḿnh: “Merle giống một nhà nhân văn hơn. Cô ấy sẽ nghĩ đến mọi người trước tiên và nhất là người nghèo. Cô ấy yêu cuộc sống, thích ẩm thực và yêu con người Việt Nam”.
Giáo sư Ngô Thanh Nhàn gặp Merle Ratner năm 1978, khi bà tham gia các hoạt động chào mừng đoàn Việt Nam tại Liên Hợp Quốc ở New York. Ông sang Mỹ học, đầu tiên ở California rồi chuyển tới New York với học bổng của Đại học New York.
Ông cho biết bà Ratner sinh ra ở Bronx và xuất thân từ một gia đ́nh Do Thái. Ông nói: “Cô ấy rất thông cảm với cuộc đấu tranh của người Việt Nam”.
Ratner từng phát biểu trong một cuộc phỏng vấn của Hiệp hội Lịch sử New York: “Tôi trở thành một nhà hoạt động vào khoảng 13 tuổi. Lúc đó chưa có cáp, chưa có máy tính nên tất cả chỉ là truyền h́nh. Ngày càng có nhiều tin tức về chiến tranh, tôi nghĩ ban đầu là do mọi người đi quân dịch”.
Bà nói thêm: “Anh em, con trai, chồng và cháu trai của mọi người đang bị bắt đi quân dịch, và họ trở về với những câu chuyện, hoặc họ bị giết và trở về trong quan tài. Chúng tôi bắt đầu thấy những câu chuyện về những trận chiến, những câu chuyện về rất nhiều người bị giết, những câu chuyện về việc sử dụng chiến tranh hóa học như bom napalm”.
Chính Merle Ratner cùng Giáo sư Ngô Thanh Nhàn đă sáng lập tổ chức “Vận động Cứu trợ và Trách nhiệm đối với Nạn nhân Chất độc Da cam Việt Nam". Tổ chức đă ủng hộ mạnh mẽ các nạn nhân của chất da cam ở Việt Nam, dặc biệt vụ kiện của các nạn nhân Việt Nam kiện các công ty hóa chất Mỹ.
Merle Ratner luôn tin rằng chính phủ Mỹ cần “tôn trọng trách nhiệm đạo đức và pháp lư” trong việc bồi thường cho tất cả nạn nhân của loại thuốc diệt cỏ chiến thuật được quân đội Mỹ sử dụng để phát quang trong cuộc chiến tranh của người Mỹ ở Việt Nam và để lại hậu quả nghiêm trọng cho người Việt cũng như lính Mỹ, bao gồm cả dị tật bẩm sinh ở con cái của họ.
“Merle luôn yêu thương và dịu dàng với tôi,” New York Post dẫn lời Giáo sư Ngô Thanh Nhàn. “Thật tuyệt khi được làm việc và sau đó tôi về nhà và chúng tôi cùng nhau dùng bữa. Và cô ấy thích đồ ăn. Cô ấy thích đồ ăn ngon.”
Jonathan Moore, một luật sư và thành viên hội đồng quản trị của tổ chức Vận động Trách nhiệm và Cứu trợ Chất độc Da cam Việt Nam, đă nhớ đến Ratner một cách tŕu mến.
“Merle Ratner là một người bạn và đồng nghiệp đă làm việc không mệt mỏi thay mặt cho những người Việt Nam bị nhiễm độc do Chính phủ Mỹ sử dụng chất độc màu da cam trong cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam,” Moore nói. “Bà ấy cũng đóng góp kiến thức và chuyên môn của ḿnh với tư cách là người tổ chức cho nhiều hoạt động tiến bộ khác trong nhiều năm. Bà sẽ được những người làm việc chăm chỉ hàng ngày v́ công bằng xă hội và kinh tế vô cùng nhớ thương”.
VietBF@sưu tập