Các chuyên gia nhận định rằng, người nổi tiếng thường không có quá nhiều ảnh hưởng trong bầu cử Mỹ, tuy nhiên họ có thể thu hút sự chú ư của cử tri tới những vấn đề nhất định.
Taylor Swift chụp ảnh cùng người hâm mộ tại Toronto, Canada tháng 9/2022 (Ảnh: Reuters).
Khi nước Mỹ chỉ c̣n cách cuộc bầu cử tổng thống năm 2024 vỏn vẹn 9 tháng, các ứng viên đang t́m mọi cách để tăng khả năng giành chiến thắng. Với đội ngũ tranh cử của Tổng thống Joe Biden, một trong những phương án tiềm năng là có được sự ủng hộ công khai của Taylor Swift, ngôi sao ca nhạc hàng đầu nước Mỹ.
Bất chấp việc ông Biden từng nhầm lẫn giữa Taylor Swift và Britney Spears hồi tháng 11, phe Dân chủ vẫn có nhiều lư do để lạc quan: Ca sĩ này có xu hướng ủng hộ đảng Dân chủ và từng công khai ủng hộ ông Biden trong cuộc bầu cử năm 2020. Nếu được Taylor Swift ủng hộ, chiến dịch tái tranh cử của ông chủ Nhà Trắng có khả năng thu hút thêm hàng triệu USD, New York Times đánh giá.
Với vị thế hàng đầu trong ngành âm nhạc Mỹ, ảnh hưởng của Taylor Swift tới xă hội Mỹ không nhỏ. Hồi tháng 9/2023, hơn 35.000 người Mỹ đă đăng kư bầu cử sau một bài đăng kêu gọi cử tri thực hiện quyền công dân trên Instagram của Taylor Swift.
"Một số người nổi tiếng như Taylor Swift có thể tác động đáng kể tới người hâm mộ. Taylor Swift trước đây từng bày tỏ quan điểm về chính trị và ngày càng được người hâm mộ quan tâm. Tuy nhiên, quyết định bỏ phiếu thường đến từ những lư do khác, thay v́ lời khuyên của người nổi tiếng", bà Gwen Nisbett, phó giáo sư tại Trường Báo chí Mayborn (Mỹ), nói với Dân trí.
Động cơ khiến người nổi tiếng lên tiếng
Giới phân tích nh́n chung đánh giá ông Biden và cựu Tổng thống Donald Trump nhiều khả năng sẽ "tái đấu" vào tháng 11 tới trong cuộc đua vào Nhà Trắng. Tuy vậy, hai chính trị gia này đều chưa chính thức được đảng ḿnh đề cử. Đây có thể là một phần nguyên nhân khiến nhiều ngôi sao giải trí vẫn chưa lên tiếng, dù từng bày tỏ quan điểm trong các cuộc bầu cử trước đó.
"Cả hai đảng đều có những nhân vật có danh tiếng ủng hộ ứng viên của ḿnh. Thông thường, đảng Dân chủ có nhiều cá nhân rất nổi tiếng công khai ủng hộ hơn đảng Cộng ḥa", phó giáo sư Mark Harvey tại Đại học Saint Mary (Mỹ) chia sẻ với Dân trí.
Theo ông Harvey, người nổi tiếng mong muốn lên tiếng v́ họ cho rằng đây là ứng viên phù hợp với lợi ích của bản thân cũng như nước Mỹ.
"Giống như bất cứ công dân Mỹ nào, người nổi tiếng có thể ủng hộ một ứng viên. Động lực của họ về cơ bản tương đồng. Nếu họ tin rằng một ứng viên đại diện tốt nhất cho lợi ích của ḿnh và sự thịnh vượng của đất nước, họ sẽ có khả năng ủng hộ người đó", ông nói.
Tuy nhiên, bà Nisbett có nhận định khác. Theo bà, những người nổi tiếng đôi khi vượt quá mong muốn thể hiện quan điểm.
"Mỗi người nổi tiếng đều có động lực riêng, hướng tới những khán giả nhất định, bày tỏ ư kiến hoặc đạt được điều ǵ đó. Tôi không nghĩ có xu hướng cụ thể nào, nhưng họ dường như lên tiếng ủng hộ một cách rất chiến lược", bà phân tích.
Dù vậy, không phải lúc nào những người nổi tiếng cũng sẵn sàng bày tỏ quan điểm riêng. "Người nổi tiếng thường không bày tỏ thái độ chính trị quá rơ rệt v́ cho rằng hành động đó có thể gây hại cho sự nghiệp", ông Harley nói.
Ông chỉ ra một số người lo ngại làm mất ḷng các fan hâm mộ trái quan điểm. Trong khi đó, hợp đồng của nhiều ngôi sao có điều khoản hạn chế chia sẻ những quan điểm đi ngược lại lợi ích của công ty chủ quản.
Ngoài ra, cá nhân hoạt động trong một số lĩnh vực có xu hướng mạnh dạn lên tiếng hơn các lĩnh vực khác. Trong khi các nhạc sĩ rock đă thoải mái bày tỏ quan điểm từ những năm 60 của thế kỷ trước, thời điểm ngành công nghiệp âm nhạc tin rằng những nghệ sĩ dám bày tỏ quan điểm sẽ được người hâm mộ tôn trọng, các diễn viên cũng bắt đầu trở nên độc lập hơn từ những năm 70.
Ông Biden và ông Trump trong một cuộc tranh luận trước thềm bầu cử tổng thống Mỹ 2020 (Ảnh: Reuters).
Ngược lại, các vận động viên có xu hướng cẩn trọng do các giải đấu thể thao chuyên nghiệp có thể không khuyến khích họ bày tỏ quan điểm, như trường hợp của Colin Kaepernick, người khởi đầu phong trào quỳ gối khi quốc ca Mỹ vang lên trong các trận đấu bóng bầu dục để phản đối t́nh trạng phân biệt chủng tộc. Kaepernick sau đó lâm vào cảnh thất nghiệp đến tận bây giờ.
"Nhiều vận động viên cũng quảng cáo cho các sản phẩm hàng tiêu dùng. Một số công ty không muốn khách hàng tẩy chay sản phẩm của ḿnh", ông Harley cho biết.
Thay đổi trong thời đại số
Theo bà Nisbett, việc người nổi tiếng ủng hộ ứng viên nhất định trong bầu cử không phải điều mới mẻ với nước Mỹ.
"Trong lịch sử không thiếu ví dụ về các chính trị gia tận dụng danh tiếng của người nổi tiếng nhằm thu hút sự chú ư với một chiến dịch hay vấn đề. Ví dụ, Frank Sinatra (huyền thoại âm nhạc Mỹ khoảng giữa thế kỷ XX) từng phát hành một bài hát nổi tiếng để ủng hộ John F. Kennedy vào năm 1959", bà nói.
Tuy nhiên, mạng xă hội đă mang tới nhiều thay đổi, bà nhận định. Nhờ công cụ mới này, quan điểm của người nổi tiếng có thể được đăng tải nhanh chóng và lan truyền rộng răi. Họ cũng dễ bị lôi kéo vào các cuộc tranh luận chính trị hơn so với quá khứ.
Theo ông Harvey, sự phổ biến của mạng xă hội cũng như sự phân cực ngày càng gia tăng trong xă hội khiến người Mỹ thêm trông đợi thần tượng bày tỏ quan điểm.
Nhiều fan hâm mộ của Taylor Swift từng không hài ḷng khi ca sĩ này không công khai phản đối ông Trump trước thềm cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2016 hay không tham gia cuộc tuần hành của phụ nữ Mỹ tháng 1/2017.
"Từ vị trí an toàn, phi chính trị, cô ấy bị thúc đẩy tới hoàn cảnh mà việc giữ im lặng có hại cho danh tiếng", ông Harvey nhận định.
Theo các chuyên gia, văn hóa chính trị Mỹ tôn trọng quyền tự do biểu đạt ư kiến. Do đó, người Mỹ không thấy vấn đề khi các ngôi sao giải trí công khai ủng hộ một ứng viên trước bầu cử. Đặc biệt, người nổi tiếng đă trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa Mỹ nói chung và các cuộc thảo luận trong xă hội nói riêng.
"Đa số có xu hướng thích những điều được người nổi tiếng nói, nếu những tuyên bố đó tương đồng với những ǵ họ tin tưởng", ông Harvey nói.
Dù vậy, ảnh hưởng thực sự của họ đối với kết quả bầu cử thường không nhiều. "Những ư kiến của người nổi tiếng thường chỉ là một thanh âm trong cả đại dương quan điểm chính trị của công chúng", bà Nisbett cho biết.
"Hầu hết người dân quyết định dựa trên các nhân tố khác. Họ nh́n vào t́nh h́nh kinh tế hay đánh giá liệu họ có nghĩ đất nước đang đi lệch hướng hay không. Gần như không có bằng chứng cho thấy sự ủng hộ của người nổi tiếng phát huy hiệu quả", theo ông Harvey.
Tuy nhiên, không phải không có ngoại lệ. Một nghiên cứu từng chỉ ra sự ủng hộ của người dẫn chương tŕnh danh tiếng Oprah Winfrey đă giúp ông Barack Obama vượt qua bà Hilary trở thành ứng viên của đảng Dân chủ trong cuộc bầu cử năm 2008, theo Financial Times.
Ảnh hưởng của các ngôi sao
Bà Nisbett cho rằng vai tṛ những người nổi tiếng là thú hút sự chú ư tới một vấn đề nhất định, thay v́ tác động trực tiếp tới quyết định bỏ phiếu.
"Do đó, nếu một nhân vật nổi tiếng ủng hộ ứng viên hay vấn đề nào đó, lượng t́m kiếm sẽ gia tăng và chủ đề này sẽ trở thành xu hướng hàng đầu trên mạng xă hội", bà nói.
Nếu một người nổi tiếng đă có lịch sử ủng hộ hoặc có quan hệ với một vấn đề nhất định, người này sẽ có uy tín cao hơn khi vận động cho vấn đề đó.
"Bono (nhạc sĩ, ca sĩ kiêm nhà vận động nhân đạo người Ireland) của nhóm nhạc rock U2 được giáo dục và có kinh nghiệm đàm phán trong giới hoạch định chính sách toàn cầu nên có uy tín lớn. Elton John được tín nhiệm trong các vấn đề liên quan tới cộng đồng LGBTQ, một phần v́ ông ấy là người đồng tính", ông Harvey chỉ ra.
Các chuyên gia cũng cho biết mọi thành phần dân số đều chịu tác động của người nổi tiếng, tuy nhiên người trẻ có xu hướng chịu tác động nhiều hơn chút ít, không chỉ bởi thần tượng mà bởi cả các fan hâm mộ khác.
"Người trẻ bị thu hút bởi những người nổi tiếng trẻ hơn, hoặc ít nhất là những người quan trọng với họ. Người già dường như gắn bó hơn với những ai cùng thế hệ", ông Harley nhận định.
Về phần ḿnh, Taylor Swift đến nay vẫn chưa chính thức lên tiếng ủng hộ ứng viên nào. Truyền thông Mỹ đang bàn luận nhiều hơn đến khả năng cô sẽ được ngôi sao bóng bầu dục Travis Kelce cầu hôn sau trận Super Bowl - chung kết mùa giải của bóng bầu dục Mỹ - vào ngày 11/2 tới.
Theo khảo sát được hăng tư vấn Redfield & Wilton Strategies công bố hồi cuối tháng 1, 18% cử tri cho biết họ sẽ có xu hướng bầu nhiều hơn cho ứng viên được Taylor Swift ủng hộ. Tuy nhiên, 17% tuyên bố ứng viên này sẽ ít khả năng được họ lựa chọn hơn, Newsweek đưa tin.
"Trong năm nay, nhiều ư kiến suy đoán rằng Tổng thống Biden sẽ hưởng lợi nếu được Taylor Swift ủng hộ, đặc biệt trong việc kêu gọi các cử tri trẻ vốn thường không có tỷ lệ bỏ phiếu cao. Tuy vậy, liệu điều đó có xảy ra trong thực tế hay không vẫn c̣n là ẩn số", ông Harvey nói.
VietBF@sưu tập