Dù ngày nay được mệnh danh là 'quốc gia hạnh phúc nhất thế giới', Phần Lan cho tới gần đây vẫn được biết đến là một trong những nước có tỷ lệ tự tử cao nhất toàn cầu. Điều kỳ diệu đó đến từ đâu?
Theo một tường thuật gần đây của báo The Guardian, số vụ tự tử ở Phần Lan đă giảm đến 50% trong 3 thập niên qua nhờ một loạt sáng kiến và sự can thiệp ở cấp quốc gia.
"Đây là năm 1990, năm đen tối nhất trong lịch sử Phần Lan liên quan đến tỷ lệ tử vong do tự tử", giáo sư Timo Partonen tại Viện Y tế và Phúc lợi Phần Lan (THL) chỉ vào biểu đồ trên máy tính của ḿnh trong một cuộc tṛ chuyện với The Guardian.
Năm ấy, Phần Lan ghi nhận 1.512 trường hợp tử vong do tự tử, theo THL, trong khi dân số đất nước lúc đó chưa tới 5 triệu người. Đến năm 2022, Phần Lan chỉ ghi nhận 740 vụ tự tử trong dân số 5,6 triệu người - tỷ lệ gần hơn với mức trung b́nh của Liên minh châu Âu (EU) mặc dù vẫn cao hơn một chút.
Những sáng kiến cấp quốc gia
Tuy nhiên, đồ thị hoàn toàn không phải là một đường thẳng. "Có một số năm số người chết do tự tử tăng lên một chút, rồi năm tiếp theo lại giảm xuống một chút, rồi đi xuống, đi xuống, đi xuống, rồi lại dừng lại... Nhưng tất nhiên chúng tôi muốn nh́n thấy tỷ lệ tốt hơn, giảm nhiều hơn nữa", ông Partonen cho biết.
Một trong những sáng kiến được cho là đă giúp thay đổi t́nh h́nh ở Phần Lan là dự án pḥng chống tự tử quy mô quốc gia, được thực hiện từ năm 1986 đến năm 1996. Nhờ vào sáng kiến này, số trường hợp tử vong do tự tử đă giảm 13%.
Phần Lan ngày nay thường được xem là "quốc gia hạnh phúc nhất thế giới"
CHỤP MÀN H̀NH THE NATION
Giáo sư Partonen đánh giá thành công của chương tŕnh này xuất phát từ việc người bị rối loạn trầm cảm được chăm sóc tốt hơn, việc phát hiện bệnh nhanh hơn và sớm hơn, cũng như sự ra đời của các phương pháp điều trị hiệu quả hơn. Chương tŕnh cũng đưa ra những hướng dẫn thực hành tốt nhất về cách điều trị các rối loạn tâm thần khác, bao gồm lạm dụng bia rượu và rối loạn nhân cách.
Mặc dù những điều này đă tạo ra tác động tích cực, giáo sư Partonen cho biết nhiều bệnh nhân vẫn không nhận được bất kỳ sự giúp đỡ nào v́ họ không t́m kiếm hoặc việc điều trị của họ bị gián đoạn giữa chừng.
Song THL hy vọng một dự án ngăn ngừa tự tử mới, được thực hiện từ năm 2020 đến năm 2030, sẽ giúp thay đổi những con số vốn đă chững lại trong những năm gần đây. Mục đích của dự án là tiếp tục kéo giảm số vụ tự tử, một phần thông qua việc tăng cường nỗ lực giáo dục công chúng, báo giới và các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe.
Nằm ở Bắc Âu, Phần Lan nổi tiếng với mùa đông kéo dài, lạnh giá và ảm đạm, thường được cho là dễ khiến con người nảy sinh cảm giác buồn bă. Song khi được hỏi rằng liệu vị trí địa lư và thời tiết của Phần Lan có liên quan đến tỷ lệ tự tử cao hay không, giáo sư Partonen nói dữ liệu cho thấy đây không phải là nguyên nhân.
"Trên thực tế, số vụ tự tử ở mức thấp nhất trong mùa đông: tháng 12, tháng 1 và tháng 2", ông nói. Số vụ tự tử thường cao nhất vào mùa xuân và đầu mùa hè, dù chưa rơ nguyên nhân.
"Có thể có một số tác động từ môi trường, chẳng hạn như nhiệt độ hoặc việc tiếp xúc với ánh sáng. Mọi người biết rằng nếu họ bị trầm cảm trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm th́ mùa xuân thường là khoảng thời gian khó khăn nhất đối với họ", vị chuyên gia lư giải.
Theo giáo sư Partonen, hiện tượng này có tính phổ quát, với những mô thức tương tự được t́m thấy ở cả bán cầu Nam và bán cầu Bắc, trong cả văn hóa phương Đông và văn hóa phương Tây.
"Nếu bạn bị trầm cảm, năo và cơ thể bạn sẽ phản ứng khác nhau khi tăng cường tiếp xúc với ánh sáng mặt trời. Chẳng hạn, việc đó có thể khiến bạn bị mất ngủ nặng hơn. Bạn trở nên bồn chồn, lo lắng hơn, nghĩa là mức độ lo lắng tăng lên và có thể khiến t́nh trạng trầm cảm của bạn trở nên trầm trọng hơn", ông nói.
Kết quả tồi tệ nhất của những t́nh trạng này, đối với một người không có đủ kỹ năng đối phó, không được điều trị hoặc hỗ trợ đầy đủ, có thể là tự tử.
Theo ông Harri Sihvola, người huấn luyện các chuyên gia và những người khác về pḥng chống tự tử tại Phần Lan, văn hóa uống đồ có cồn từng là lư do khiến số vụ tự tử ở mức cao.
"Tỷ lệ tự tử đă giảm khi tỷ lệ người sử dụng bia rượu giảm. V́ vậy hai chuyện này có liên quan chặt chẽ. Và bây giờ, đặc biệt là giới trẻ, [mọi người] không c̣n uống rượu nhiều nữa, tất nhiên là không có nhiều vụ tự tử như vậy trong nhóm này".
VietBF@sưu tập