Việt Nam, Iraq, Nam Tư, Afghanistan lại một lần nữa Iraq, Syria... Trong 70 năm phục vụ quân đội Mỹ, B-52 đă ném bom xuống nhiều nước. Một số quốc gia trong số đó chỉ c̣n tồn tại trong sách lịch sử, nhưng máy bay ném bom B-52 Stratofortress vẫn đang được sử dụng.
Và quân đội Mỹ có một đề xuất liên quan đến tương lai của máy bay này cũng như một số thành phần khác trong bộ ba hạt nhân của Hoa Kỳ.
Nâng cấp máy bay ném bom cũ?
Lầu Năm Góc muốn loại bỏ dần các máy bay B-1B Lancer và B-2 Spirit đă cũ kỹ. Đến năm 2030, phần lớn phi đội máy bay chiến lược của Mỹ sẽ bao gồm 100 chiếc máy bay ném bom tấn công tầm xa tàng h́nh mới nhất B-21 Raider.
Cho đến nay chỉ có một chiếc B-21 Raider thực hiện chuyến bay thử nghiệm đầu tiên (sự kiện này xảy ra vào ngày 10 tháng 11 năm 2023). Dự án này do nhà thầu quốc pḥng Northrop Grumman phát triển đang chậm tiến độ.
Nhưng Mỹ không vội từ bỏ những chiếc B-52 Stratofortress cũ kỹ đă được đưa vào sử dụng từ năm 1955. Trong thời gian đó, Hoa Kỳ đã sản xuất 744 chiếc máy bay loại này và hiện có khoảng 80 chiếc vẫn đang được sử dụng. Tuy nhiên, tỷ lệ sẵn sàng chiến đấu của chúng quá thấp - 59% (mà đây là mức nguy cấp).
Đại tá David Miller, giám đốc hậu cần và kỹ thuật của Bộ Tư lệnh tấn công toàn cầu (Air Force Global Strike Command) lưu ư, cơ sở công nghiệp cung cấp các bộ phận cho B-52 ngày càng bị thu hẹp. Phải chờ đợi hàng tháng thậm chí hàng năm mới có phụ tùng thay thế. Do đó cần phải tháo dỡ máy bay để lấy phụ tùng.
Tuy nhiên, chúng tôi phải thừa nhận: máy bay B-52 Stratofortress - cựu chiến binh thời kỳ Chiến tranh Lạnh từng tham gia các cuộc xung đột cục bộ nửa sau thế kỷ 20 và đầu thế kỷ 21 có tính năng hàng không rất mạnh mẽ và rất thành công về mặt tính khí động học. V́ vậy, Mỹ muốn một lần nữa nâng cấp B-52 để máy bay này có thể tiếp tục sứ mệnh của ḿnh. Trước hết, họ có kế hoạch trang bị các động cơ mới, mạnh mẽ và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Trên thực tế, niên hạn sử dụng động cơ phản lực Pratt & Whitney TF33-P-103 (được phát triển vào những năm 1960) đă hết. Chúng sẽ được thay thế bằng động cơ Rolls-Royce F130, phiên bản quân sự của động cơ Rolls-Royce BR725 trang bị cho máy bay phản lực kinh doanh Gulfstream G650. Số lượng động cơ sẽ không giảm: mỗi chiếc B-52 sẽ được trang bị 8 động cơ.
Ngoài ra, tạp chí Defense News của Mỹ lưu ư rằng, máy bay ném bom sẽ tiếp nhận radar mới, màn h́nh LC, máy tính và bộ kết nối liên lạc mới, cũng như khung gầm và hệ thống phanh được cập nhật. Vũ khí tấn công chính của B-52 hiện đại hóa sẽ là tên lửa hành tŕnh mang đầu đạn hạt nhân AGM-181 LRSO với tầm bay 2.500 km.
Tổng chi phí của chương tŕnh ước tính khoảng 48,6 tỷ USD. Lầu Năm Góc cho rằng, số tiền này là đủ để kéo dài thời gian phục vụ của B-52 đến năm 2060. Nhờ đó, B-52 có thể lập kỷ lục và trở thành “pháo đài bay chiến lược” 100 tuổi.
Kế hoạch đầy tham vọng bị vấn đề thiếu vốn “đè bẹp”?
Đã từ lâu Mỹ nói về ý định đổi mới hoàn toàn bộ ba hạt nhân. Vào tháng 3 năm 2022, Hoa Kỳ đã phê duyệt học thuyết răn đe hạt nhân mới. Ví dụ, đến năm 2031, các tàu ngầm mang tên lửa chạy bằng năng lượng hạt nhân lớp Ohio sẽ được thay thế bằng 12 tàu ngầm lớp Columbia. Tàu Columbia có niên hạn sử dụng 42 năm, ḷ phản ứng hạt nhân không cần tiếp nhiên liệu trong suốt ṿng đời phục vụ.
Tuy nhiên, một phần trong bộ ba hạt nhân của Mỹ đang gặp nhiều vấn đề là các tên lửa ICBM đặt trong hầm chứa. ICBM LGM-30G Minuteman III đă được đưa vào sử dụng từ năm 1970 đang trở nên lỗi thời. Các lần phóng thử nghiệm ICBM LGM-30 Minuteman III đă gặp nhiều thất bại và việc bảo tŕ các quả tên lửa tiêu tốn một khoản tiền khá lớn: chi phí hàng năm là 482 triệu USD.
Và chương tŕnh tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Sentinel mới cũng đang gặp khó khăn. Đáng lẽ, ICBM LGM-35A Sentinel phải được đưa vào sử dụng vào năm 2029, nhưng rơ ràng là chúng chỉ có thể đi vào hoạt động không sớm hơn giữa năm 2030.
Ngoài ra, truyền thông Mỹ viết rằng, ngân sách cho chương tŕnh Sentinel tăng từ 96 tỷ USD lên 117 tỷ USD, v́ vậy Lầu Năm Góc có thể từ bỏ hoàn toàn tên lửa mới: quá đắt ngay cả đối với Mỹ.