Sau khi kiểm soát được Avdiivka, Nga tiếp tục giành được thành quả ở Ukraine giữa bối cảnh mối lo ngại ngày càng gia tăng về sự suy giảm ủng hộ của Mỹ và phương Tây cho các lực lượng của Kiev.
Kịch bản tương tự Avdiivka
Quân đội Nga vẫn duy tŕ được đà tiến công sau khi Ukraine rút khỏi thị trấn Avdiivka ở Donetsk ngày 17/2. Kiev cho rằng một phần nguyên nhân dẫn đến động thái trên là do thiếu đạn dược.
Những tiến bộ của Moscow kể từ đó đă tăng dần và dù không nhanh chóng trong ngắn hạn nhưng việc phương Tây tŕ hoăn viện trợ cho Kiev có thể trao cho Nga sự chủ động.
Viện Nghiên cứu Chiến tranh có trụ sở tại Washington nhận định các lực lượng của Nga đang khai thác những cơ hội chiến thuật mở ra sau khi giành được Avdiivka và đang cố gắng tiến công xa nhất có thể trong khu vực xung quanh trước khi các lực lượng của Ukraine thiết lập các pḥng tuyến kiên cố hơn.
Trước đó, Người phát ngôn Nhóm chiến đấu Tavriisk của Ukraine - ông Dmytro Lykhovyi cho biết quân đội nước này đă rút khỏi Stepove, cách Avdiivka 12km về phía Bắc. Trong khi đó, các nguồn tin của Nga cũng xác nhận việc Moscow giành được Tonenke ở phía Nam và các khu vực xung quanh.
Zev Faintuch, nhà phân tích t́nh báo cấp cao của công ty an ninh Global, cho biết: "Avdiivka là một chiến thắng cay đắng nhưng dù sao cũng là một chiến thắng. Khu vực phía sau nó bằng phẳng hơn và việc xuyên thủng thành tŕ này đặt câu hỏi về chiến lược tổng thể của Ukraine trong bối cảnh gói hỗ trợ của Mỹ đang bế tắc tại Quốc hội".
Thượng viện Mỹ ủng hộ dự luật viện trợ trị giá 95 tỷ USD cho Ukraine, Israel và Đài Loan (Trung Quốc) ngày 13/2, trong đó hơn 60 tỷ USD được phân bổ cho Ukraine. Tuy nhiên, nó vẫn cần sự chấp thuận của Hạ viện.
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson thuộc đảng Cộng ḥa, phải đối mặt với sức ép ngày càng tăng từ các đảng viên Dân chủ tại Quốc hội, Nhà Trắng và thậm chí cả các thượng nghị sĩ cùng đảng ở Thượng viện về việc đưa dự luật viện trợ cho Ukraine ra bỏ phiếu tại Hạ viện.
Mặc dù vậy, ông Mike Johnson vẫn khẳng định Quốc hội sẽ không thông qua gói viện trợ mới cho Ukraine nếu không cải cách chính sách nhập cư của Mỹ.
Nghị sĩ này lập luận, việc tăng cường an ninh biên giới của Mỹ là ưu tiên cấp bách hơn là hỗ trợ Ukraine trong cuộc xung đột với Nga. Theo China Daily và RT, ông Mike Johnson cho biết như vậy sau cuộc gặp với Tổng thống Joe Biden tại Nhà Trắng hôm 27/2.
Ông Johnson nhấn mạnh, đảng Cộng ḥa tại Hạ viện sẽ không phê duyệt viện trợ nước ngoài nếu đảng Dân chủ không thỏa hiệp về vấn đề biên giới. Tuyên bố trên chương tŕnh Face the Nation, ông Johnson nói: "Ưu tiên đối với tôi là nước Mỹ và biên giới của chúng ta. Bây giờ, tôi ủng hộ việc có thể đảm bảo cho Ukraine có vũ khí mà họ cần nhưng trước tiên tôi kiên quyết ủng hộ vấn đề biên giới trước".
Nhà phân tích Faintuch nhận định với Newsweek: “Nếu dự luật viện trợ không được thông qua sớm, sẽ có thêm những nơi như Avdiivka khi Nga cố gắng nắm bắt cơ hội để củng cố lợi ích của ḿnh ở Donetsk”.
Pḥng tuyến của Ukraine
Nhà phân tích quân sự Mike Kofman - học giả cấp cao tại Quỹ Carnegie v́ Ḥa b́nh Quốc tế cho rằng Ukraine "không có pḥng tuyến thứ cấp tốt" và đang cố thủ phía sau dọc tiền tuyến.
"Đằng sau Avdiivka, Ukraine có một số pḥng tuyến nhưng không mạnh. Quân đội Nga có lẽ hết đà tiến công nhưng mặt khác, nếu họ có thể duy tŕ các cuộc tấn công trong năm tới th́ họ sẽ giành được ngày càng nhiều lănh thổ", ông Kofman nói.
Tuần này, Tổng thống Zelensky lần đầu tiên tiết lộ con số thương vong chính thức của Ukraine khi cho biết 31.000 binh lính Ukraine đă tử trận mặc dù các ước tính của phương Tây cho rằng con số này có thể cao hơn nhiều.
Quyết định của Ukraine v́ nhu cầu kinh tế và nhân khẩu học nên không huy động toàn bộ bộ phận dân số trẻ đă gây ra vấn đề trong giao tranh v́ tương lai đất nước chủ yếu đang đặt lên vai những người trong độ tuổi từ 40 đến 45.
Ông Faintuch nói: “Tổng thống Zelensky chưa thay đổi các mục tiêu chính trị đă tuyên bố về việc giải phóng toàn bộ lănh thổ. Thật khó để nói với những người trẻ rằng họ cần hy sinh trong những trận giao tranh ác liệt như Bakhmut và Avdiivka để duy tŕ hiện trạng thay v́ hy sinh để có được một chiến thắng rơ ràng".
"Ukraine bị áp đảo cả về quân số và vũ khí dọc tiền tuyến, trong khi Tổng thống Zelensky đang ở trong t́nh thế tiến thoái lưỡng nan. Kiev cần thực hiện một chiến lược pḥng thủ chủ động", ông Faintuch cho hay, đồng thời nhận định Nga chỉ có thể tiến công tại những khu vực mà họ có ưu thế về hỏa lực và lực lượng.
Nhân tố F-16 có thay đổi cuộc chơi?
Khả năng của Ukraine nhằm ngăn chặn cuộc tiến công của Nga sẽ phụ thuộc vào việc phương Tây cung cấp các vũ khí tầm xa và những hệ thống có khả năng phá hủy các phương tiện của đối phương.
Trong những phương tiện được kỳ vọng sẽ tạo khác biệt trên chiến trường có tiêm kích F-16 mà Tổng thống Zelensky đă cho biết trong một video tuần trước rằng chúng sẽ sớm được triển khai.
Đan Mạch và Hà Lan nằm trong nhóm các quốc gia cam kết hỗ trợ hàng chục tiêm kích tiên tiến này nhưng việc đó có thể sẽ mất thời gian trước khi chúng hỗ trợ những nỗ lực của Ukraine.
"Tiêm kích F-16 thực sự có tác động đáng kể trên không và trên mặt đất ở Ukraine nhưng đừng hy vọng vào tác động đó cho đến nửa sau năm 2024", Tướng Mỹ đă nghỉ hưu Gordon "Skip" Davis cho hay.
Theo ông: "Gần cuối năm 2024, khi có nhiều phi công được huấn luyện và nhiều tiêm kích F-16 được cung cấp hơn, Ukraine có lẽ sẽ thành công trong việc vận hành một số phi đội và nhận ra tác động lớn hơn trên chiến trường"
VietBF@ sưu tập
|