Theo Spacenews, Tướng Stephen Whiting - người đứng đầu Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ tuyên bố, “Moscow sẽ vẫn là một thách thức ghê gớm và khó dự đoán hơn đối với Mỹ” trong lĩnh vực không gian bất chấp những khó khăn Moscow vấp phải trong cuộc chiến ở Ukraine.
Tướng Stephen Whiting - người đứng đầu Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ. Ảnh Spacenews
Bất chấp những rắc rối của Nga trên chiến trường Ukraine và sự suy giảm tương đối của nước này với tư cách là một cường quốc vũ trụ, người đứng đầu Bộ Tư lệnh Vũ trụ Mỹ mới đây cảnh báo rằng, không nên đánh giá thấp khả năng và ư định của Moscow nhằm thách thức sự thống trị của Mỹ trong lĩnh vực không gian.
Theo đó, Tướng Stephen Whiting ngày 5/3 tuyên bố trong bài phát biểu tại Hội nghị thượng đỉnh Không gian năm 2024 của Câu lạc bộ Sĩ quan Potomac rằng: “Những khó khăn của Nga sau cuộc chiến ở Ukraine không nên tạo ra cảm giác lầm tưởng rằng Moscow đang lụi tàn trong lĩnh vực không gian".
Ông Whiting, người chịu trách nhiệm về các hoạt động không gian của quân đội Mỹ, không đề cập đến các báo cáo t́nh báo gần đây của nước này cáo buộc Nga đang phát triển vũ khí hạt nhân trên không gian. Tuy nhiên, ông lưu ư rằng Moscow “sẽ vẫn là một thách thức ghê gớm và khó dự đoán hơn đối với Mỹ trong các lĩnh vực quan trọng trong thập kỷ tới" dù Moscow phải đối mặt với nhiều thách thức do chính họ tạo ra”.
Ông Whiting nói thêm rằng sự mất mát của Nga về sức mạnh quân sự thông thường có thể buộc Moscow phải dựa nhiều hơn vào các hệ thống trên không gian, hoạt động mạng và các phương pháp độc đáo khác để theo đuổi tham vọng chiến lược của ḿnh.
Là một ví dụ về việc Nga sẵn sàng sử dụng các phương tiện mạng để phá vỡ các hệ thống trên không gian, tướng Whiting trích dẫn cuộc tấn công mạng nhằm vào một công ty vệ tinh thương mại chỉ vài giờ trước khi quân đội Nga tràn qua biên giới Ukraine vào tháng 2/2022. Cuộc tấn công đó đă ảnh hưởng đến hàng ngh́n người dùng trên khắp châu Âu cũng như thông tin liên lạc quân sự của Ukraine.
Với việc cả Nga và Trung Quốc đều đầu tư vào các vũ khí không gian như tên lửa chống vệ tinh trên mặt đất, hệ thống tác chiến điện tử... ông Whiting cho biết môi trường không gian trong tương lai sẽ ngày càng phức tạp hơn.
Trả lời câu hỏi về việc liệu Mỹ có nên tăng cường bảo vệ vệ tinh chống lại thiệt hại xung điện từ (EMP) từ một vụ nổ hạt nhân tiềm tàng hay không, ông Whiting cho biết việc tăng cường EMP nói chung là “khá tốn kém” và không đáng để thực hiện trong mọi t́nh huống. Ông lưu ư rằng, mối bận tâm trước mắt quan trọng hơn là bảo vệ các hệ thống vệ tinh khỏi các cuộc tấn công mạng.
VietBF@ sưu tập