Khối sắt mà người phụ nữ này nhặt được thực chất là một bảo vật lịch sử có tuổi đời hơn 3000 năm.
Cô Khương là một nữ lao công chăm chỉ và chất phác. Cô phụ trách công việc vệ sinh và dọn dẹp rác thải sinh hoạt ven con sông nhỏ trong thành phố Kim Hoa, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc. Người phụ nữ thật thà đã gắn bó với công việc này suốt mười mấy năm để có tiền trang trải cuộc sống và lo cho gia đình của mình.
Vào một ngày tháng 5 năm 2000, khi đang dọn rác ở ven sông, cô Khương vô tình trượt chân ngã khiến cơ thể bị trầy xước và chảy máu. Khi đứng dậy, cô phát hiện một khối sắt lớn nằm lăn lóc ở ven sông. Đáng nói, khối sắt này có hình dáng sần sùi, không bằng phẳng và có khối lượng khá nặng. Nữ lao công quyết định mang khối sắt và đống phế liệu nhặt được đến trung tâm xử lý rác thải ngay sau khi tan ca để bán lấy tiền.
Đến trạm phế liệu, cô Khương mượn búa đập nhỏ khối sắt cho tiện vận chuyển. Từng nhát búa va chạm khiến khối sắt vỡ vụn thành 16 mảnh. Chủ bãi phế liệu quan sát những mảnh vỡ và cảm thấy có điều gì bất thường. Người này phát hiện trên các mảnh vỡ có nhiều dòng chữ nhỏ và hoa văn trạm trổ bắt mắt. Anh ta khẳng định đây là đồng chứ không phải sắt thông thường.
Cô Khương nghe vậy thì vui mừng khôn xiết. Cô mang những mảnh vỡ đến thẳng cửa hàng đồ cổ và bán với giá 20 Nhân dân tệ. Nhân viên tại đây thẩm định xong thì cho biết, những mảnh vỡ này hoàn toàn có thể là di vật văn hóa lâu đời. Người này còn nói, việc cố tình mua bán, phá hủy di vật văn hóa còn có thể bị phạt, cô Khương có thể bị truy cứu trách nhiệm trước pháp luật.
Cuối cùng, nhân viên cửa hàng đồ cổ đã liên hệ với các cơ quan chức năng về quản lý di tích văn hóa đến kiểm tra và nghiên cứu những mảnh vỡ. Người ta phát hiện những mảnh vỡ này là từ một món nhạc cụ bằng đồng có tên ''Vĩnh Trọng'' từ thời Xuân Thu cách đây 3000 năm. Đáng nói, những di vật trong giai đoạn lịch sử này còn sót lại rất ít nên chúng được coi là bảo vật quý hiếm của quốc gia.
Nhận được thông tin, Cục Di tích Văn hóa tỉnh Chiết Giang đã điều đội ngũ nhà nghiên cứu đến để trùng tu bảo vật. Sau gần 1 tháng, bằng việc ứng dụng công nghệ sửa chữa tiên tiến lúc bấy giờ, cuối cùng 16 mảnh đồng phế liệu đã được ghép lại với nhau.
Hiện nay, món bảo vật này đang được trưng bày trong Bảo tàng tỉnh Chiết Giang.
VietBF@ Sưu tập