Sau khi đẩy lùi làn sóng tấn công của quân Nga vào căn boongke trú ẩn nhỏ bên trong một căn hầm gần một ngôi nhà bỏ hoang của ḿnh, 2 binh sĩ Ukraine bị mắc kẹt. Trong khi đó, những người lính Nga đang áp sát họ...
Binh sĩ Ukraine bắn vào các mục tiêu của Nga theo hướng Avdiivka hồi tháng 2. Ảnh New York Times.
“Họ bao vây chúng tôi và bắt đầu ném lựu đạn. Họ hét lên: 'Hăy đầu hàng và các người sẽ sống. Nhưng đầu hàng cũng chẳng ích ǵ v́ họ sẽ xé tôi thành từng mảnh", binh nh́ Ukraine Vladyslav Molodykh, 39 tuổi biệt danh là Hammer nói với New York Times.
Lúc đó là khoảng 10 giờ sáng ngày 14/12/2023 tại Avdiivka - chiến trường khốc liệt nhất ở Ukraine khi đó.
Binh nh́ Molodykh sau này chỉ thoát khỏi căn hầm lạnh lẽo, chật chội 41 ngày sau đó - một ḿnh nhưng may mắn c̣n sống.
Trận chiến giành boongke ở "pháo đài" Avdiivka, miền đông Ukraine, chỉ là một phần nhỏ trong số hàng trăm, hàng ngh́n cuộc đụng độ nổ ra dọc mặt trận dài gần 1.000km ở Ukraine. Nhưng nó phản ánh việc vừa pḥng thủ vừa tấn công khó đến mức nào trong một cuộc chiến ngày càng đẫm máu, khi lực lượng Ukraine sắp hết đạn và Nga đang nỗ lực tiến công.
Là thành viên của Lữ đoàn Jager số 71 của quân đội Ukraine, binh nh́ Molodykh đă kể lại trận chiến giành giật boongke với quân Nga trên giường bệnh, nơi anh đang được điều trị sau khi thoát khỏi căn hầm trong t́nh trạng kiệt sức, tê cóng. Câu chuyện của Molodykh được bổ sung thêm bởi lời kể lại từ chỉ huy, những người lính đă giải cứu anh hay đoạn video quay bằng máy bay không người lái mà The New York Times được xem.
Cố thủ 41 ngày trong boongke
Vào ngày 13/12/2023, binh nh́ Molodykh và 3 binh sĩ khác được điều động đến một vị trí tại một ngôi nhà bỏ hoang ở phía nam Avdiivka, nơi có một hầm chứa thường dùng để trữ rau và các thực phẩm khác vào mùa đông gần đó. Chính trong căn hầm đó, một không gian có hai pḥng kín như bưng và chỉ có thể vào qua một đường hầm hẹp là nơi những người lính Ukraine sẽ quyết liệt chiến đấu để sinh tồn.
Việc chiếm giữ một boongke - thậm chí khi nó không quá kiên cố chẳng hạn như hầm - trên thực tế là một công việc đẫm máu. Nga vừa tăng cường ném bom nhằm tàn phá các công sự của Ukraine, vừa điều bộ binh tấn công các vị trí như boongke, nơi quân pḥng thủ Ukraine có lợi thế hơn.
Ngôi nhà nơi binh nh́ Molodykh đóng quân được lực lượng Ukraine sử dụng làm trạm quan sát và họ đă thiết lập các vị trí bắn kiên cố ở đó để nhắm vào các lực lượng Nga đang di chuyển về phía họ. Họ cũng có các vị trí bắn bên trong boongke.
Nhưng khi binh nh́ Molodykh và đơn vị của anh đến địa điểm này, toàn bộ khu vực bị bao phủ bởi sương mù dày đặc trong nhiều ngày, giúp lực lượng Nga tiếp cận các boongke mà không bị phát hiện.
Nhờ vậy, họ đă bắt đầu tiến hành các đợt tấn công quyết liệt ngay sáng hôm sau.
“Chúng tôi đă đẩy lùi cuộc tấn công đầu tiên ngay lập tức", binh nh́ Molodykh nói.
Tưởng rằng có chút thời gian để nghỉ ngơi, binh nh́ Ihor Tretiak, 38 tuổi đi vào hầm để sưởi ấm chân và binh nh́ Molodykh th́ pha trà. Hai thành viên c̣n lại của nhóm cảnh giới ở bên ngoài. Đột nhiên họ hét lên báo động về một đợt tấn công mới của quân Nga. Băo đạn dữ dội xung quanh ngôi nhà.
Binh nh́ Ihor Tretiak đang hồi phục tại một bệnh viện ở miền Tây Ukraine vào tháng trước. Ảnh New York Times
Sau đó, cả hai người lính Ukraine bên ngoài boongke đều thiệt mạng trong cuộc giao tranh vào ngày 14/12/2023, và trong ba ngày tiếp theo, binh nh́ Molodykh và binh nh́ Tretiak cầm chân được nhóm tấn công. Binh nh́ Tretiak, bị thương ở cả hai chân do vụ nổ lựu đạn và có bàn tay phải bị đạn xé toạc.
Vào ngày thứ 4, ngôi nhà bỏ hoang bị nổ tung, chặn lối vào hầm và nhốt hai người lính Ukraine bên dưới ḷng đất.
“Người Nga đă chôn vùi căn nhà hoàn toàn để ngăn chúng tôi thoát ra ngoài”, binh nh́ Molodykh nói.
Thoát chết trong gang tấc
Bên trong căn hầm chật chội, 2 binh nh́ Ukraine đă sớm cạn kiệt lương thực và không có phương tiện liên lạc với thế giới bên ngoài.
"Chúng tôi ăn một lần một ngày. Chỉ nửa lon thịt hộp hoặc một ít cháo", binh nh́ Molodykh kể.
Sau hai tuần, binh nh́ Tretiak quyết định nếu không trốn, anh sẽ chết v́ các vết thương của ḿnh.
“Tôi đă tự ḿnh đưa ra quyết định: Hoặc là tôi rời khỏi hầm ngay bây giờ, hoặc cả hai chúng tôi đều chết. Tôi thậm chí c̣n xác định rằng nếu tôi ra ngoài và bị bắn ở đó th́ ít nhất cũng chết nhanh chóng chứ không phải chết v́ đói khát”, binh nh́ Tretiak tâm sự.
Binh nh́ Molodykh th́ quyết định ở lại. Binh nh́ Tretiak t́m ra điểm yếu giữa một số dầm trần bị sập. Anh đào đất rồi trèo ra ngoài.
Ngay sau đó, binh nh́ Molodykh nghe thấy "nhiều tiếng nổ và tiếng súng" đồng thời lo sợ điều tồi tệ nhất đă xảy ra với đồng đội.
“Tôi nghĩ anh ấy đă bị giết”, binh nh́ Molodykh nói. Anh không biết rằng đồng đội của ḿnh đă sống sót cho đến hơn ba tuần sau khi anh ta rời hầm.
Khi c̣n lại một ḿnh trong căn hầm, binh nh́ Molodykh co ro trong bóng tối khi mặt đất xung quanh rung chuyển với những vụ nổ gần như liên tục.
Binh nh́ Molodykh cuối cùng cũng hết sạch thức ăn và cuối cùng phải dùng cánh tay gầy guộc đào đất từ cái lỗ mà binh nh́ Tretiak dùng để trốn thoát để lấy tuyết làm nước. Anh đă chuẩn bị để chết.
Sau đó mọi thứ trở nên yên tĩnh đến đáng sợ. Tiếng nổ bên ngoài lắng xuống. Trong hai ngày, anh không nghe thấy tiếng lính Nga.
Đến 8h ngày 23/1, anh nghe thấy có người gọi tên ḿnh. Những người lính Ukraine đă được báo rằng một trong những đồng đội của họ có thể c̣n sống tại vị trí này nhiều tuần kể từ khi binh nh́ Tretiak trốn thoát. Chính họ đă t́m thấy và cứu sống Hammer từ dưới đống đổ nát.
Trung sĩ Anatolii, 37 tuổi, một bác sĩ điều trị cho binh nh́ Molodykh, cho biết khi được đưa lên mặt đất, Molodykh chỉ c̣n da bọc xương, tinh thần kiệt quệ và hầu như không c̣n sống.
"Tuy nhiên, đôi mắt anh ấy ánh lên niềm hạnh phúc v́ cuối cùng cũng được đoàn tụ được với đồng đội của ḿnh”, một binh sĩ Ukraine tham gia giải cứu Molodykh cho biết.
Không lâu sau khi binh nh́ Molodykh được giải cứu, hệ thống pḥng thủ của Ukraine ở Avdiivka sụp đổ và Nga đă chiếm được thành phố, bao gồm cả boongke Molodykh và binh nh́ Tretiak từng ẩn náu. Cả hai người lính Ukraine hiện đều cho biết họ mong đợi sẽ sớm được trở lại chiến đấu.
VietBF@ sưu tập