Kể từ đầu năm nay, quốc gia đông dân nhất châu Phi là Nigeria đă phải đối mặt với đợt nắng nóng gay gắt kéo dài.
Nigeria đang trải qua đợt nắng nóng đáng sợ
Một phân tích nhanh gần đây cho thấy trong tháng 2, khi nhiệt độ vượt quá 40 độ C, các điều kiện thời tiết nguy hiểm tăng gấp 10 lần mà thủ phạm chính là biến đổi khí hậu do con người gây ra.
Nhưng nắng nóng vẫn tiếp diễn, với nhiệt độ lên tới mức kỷ lục 44,8 độ C ở Sokoto, một thành phố ở phía tây bắc Nigeria, vào ngày 1.4.
Với những hồ sơ về nhiệt độ và tác động của nó c̣n thiếu ở Nigeria, Tạp chí Carbon Brief đă nói chuyện với các bác sĩ, nông dân và nhà khí tượng học về đợt thời tiết khắc nghiệt này đang ảnh hưởng đến người dân Tây Phi như thế nào.
Tác động tới sức khỏe
Các chuyên gia nói với Carbon Brief rằng nắng nóng cực độ đang diễn ra ở Nigeria đang gây ra một loạt tác động đến sức khỏe - và hầu hết những tác động này không được ghi nhận thường xuyên.
Vào ngày 28.3, lưới điện quốc gia của Nigeria bị sập, khiến cả nước rơi vào t́nh trạng mất điện lần thứ hai trong đợt nắng nóng. Mặc dù là quốc gia có nguồn dầu khí lớn nhưng t́nh trạng mất điện vẫn thường xuyên xảy ra ở Nigeria. Nhiều người phải dựa vào máy phát điện chạy xăng và dầu diesel để “chữa cháy” khi mất điện. Tuy nhiên, giá nhiên liệu lại tăng vọt trong năm qua, khiến nhiều người dân Nigeria không thể tiếp cận được những lựa chọn thay thế như vậy.
Ugo Uguwanyi, một bác sĩ ở Abuja, thủ đô Nigeria, nói với Carbon Brief: Tác động của nắng nóng là “thảm khốc”, đồng thời khuyên: “Đừng dại dột mà bước ra ngoài từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Và hăy nhớ đảm bảo động cơ diesel sẵn sàng chạy vào ban đêm để phát điện cho điều ḥa th́ mới có thể ngủ được”.
Theo các tác giả của phân tích gần đây về vai tṛ của biến đổi khí hậu đối với t́nh trạng nắng nóng cực đoan ở Nigeria, thông tin về tác động của đợt nắng nóng c̣n hạn chế. Thế nhưng, điều này không có nghĩa là điều kiện thời tiết không nguy hiểm. Đúng hơn, việc thiếu các báo cáo có hệ thống có thể không làm nổi bật những ǵ họ mô tả là “kẻ giết người thầm lặng”.
Các tác giả của nghiên cứu kêu gọi “cải thiện việc giám sát và nghiên cứu về tác động và rủi ro liên quan đến sóng nhiệt”.
Mùa khô ở Nigeria kéo dài khoảng từ tháng 12 đến tháng 3. Bác sĩ Uguwanyi cho biết nhiệt độ tăng cao trong mùa này thường dẫn đến nhiều trường hợp được báo cáo là "viêm màng năo, đột quỵ, huyết áp..".
Bác sĩ Ebbi Robinson, Chủ tịch Hiệp hội Y khoa Nigeria ở bang Rivers cho biết thêm rằng mặc dù “không có tài liệu cụ thể”, nhiệt độ nóng cực đoan thường làm tăng số lượt đến bệnh viện với các bác sĩ da liễu, với các triệu chứng như phát ban và ngứa.
Ông nói rằng hiệp hội của ḿnh đang triển khai các phương pháp mới để cảnh báo mọi người về tác động sức khỏe do nhiệt độ nóng cực đoan: “Chúng tôi đang tạo phát đi cảnh báo và những câu khẩu hiệu trên đài phát thanh để cho mọi người biết đợt nắng nóng này đang hiện hữu và giúp họ chú ư hơn về cách giảm thiểu những hậu quả trực tiếp và gián tiếp”
Vào giữa tháng 2, Cơ quan Khí tượng Nigeria (NiMet) đă đưa ra cảnh báo công khai về đợt nắng nóng kéo dài. Cơ quan này khuyến cáo người dân uống đủ nước, mặc quần áo nhẹ và tránh tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ cao trong thời gian cao điểm. Một nhóm bác sĩ Nigeria cũng đưa ra lời khuyên an toàn.
Wasiu Adeniyi Ibrahim, nhà khí tượng học tại NiMet, nói với Carbon Brief: “Các đợt nắng nóng, đặc trưng bởi thời gian nhiệt độ và độ ẩm quá nóng kéo dài, đang trở nên thường xuyên và dữ dội hơn. Chúng tôi đă quan sát thấy nhiệt độ trong tháng 2 tăng 2-4 độ C so với b́nh thường (nhiệt độ trung b́nh trong khoảng thời gian 1991-2020). Rơ ràng là biến đổi khí hậu đang mang đến những ngày nắng nóng ngày càng nguy hiểm hơn cho châu Phi”.
Tác động đến lực lượng lao động
Vào tháng 2, giám đốc Cơ quan dự báo thời tiết của NiMet, Vincent Weli, đă khuyên nên ban bố t́nh trạng khẩn cấp ở những bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đợt nắng nóng và người lao động được phép nghỉ giải lao từ trưa đến 3 giờ chiều.
Phát biểu trên truyền h́nh Nigeria, Weli cho biết: “Ở nhiệt độ cao, nhận thức của chúng ta sẽ bị ảnh hưởng và năng suất làm việc cũng bị ảnh hưởng. Sẽ mất tập trung". Điều này không chỉ ảnh hưởng năng suất làm việc mà c̣n dễ dẫn đến tai nạn lao động và các nguy cơ sức khỏe.
Weli cho rằng lời cảnh báo này là cần thiết v́ “điều kiện hiện nay rất dễ bùng phát bệnh viêm màng năo. Chúng tôi quan sát thấy nồng độ bụi cao kết hợp với nhiệt độ quá nóng có thể gây ra đợt bùng phát bệnh viêm màng năo”.
Theo các chuyên gia, t́nh trạng viêm màng bao phủ năo và tủy sống, dễ lây lan hơn trong điều kiện nhiệt độ quá cao và bụi bặm. Tuy nhiên, chưa có chỉ thị nào như vậy được chính quyền các bang ban hành.
Ibrahim nói: “Chính quyền nhiều bang ở Nigeria không coi trọng thông tin thời tiết và khí hậu”.
Trong khi đó, tại Lagos, thành phố đông dân nhất Nigeria, các tài xế xe công nghệ đang hoạt động trong điều kiện “tan chảy”, bị mắc kẹt giữa việc bảo vệ sức khỏe và phải bươn chải mưu sinh.
Tác động tới nông nghiệp
Đợt nắng nóng cũng được dự đoán sẽ làm giảm năng suất nông nghiệp, lĩnh vực đóng góp khoảng 22% vào tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Nigeria và chiếm hơn 1/3 tổng số việc làm. Ibrahim nói với Carbon Brief: “Các đợt nắng nóng có thể làm giảm năng suất nông nghiệp do gây stress nhiệt cho cây trồng và vật nuôi. Nó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự tăng trưởng và phát triển của cây trồng bằng cách làm gián đoạn các quá tŕnh sinh lư, chẳng hạn như quá tŕnh quang hợp, hô hấp và hấp thụ nước. Nhiệt độ cao có thể dẫn đến héo, cháy lá và giảm hấp thu chất dinh dưỡng, làm cây kém phát triển, ít quả và giảm năng suất.
Ở động vật, các đợt nắng nóng có thể chúng làm biếng ăn, giảm tăng trọng, giảm sản lượng sữa, giảm hiệu suất sinh sản và tăng tỷ lệ tử vong nếu không có biện pháp giảm thiểu thích hợp”.
Một lần nữa, không có nhiều dữ liệu về mức độ ảnh hưởng của nắng nóng hiện nay đến nông nghiệp ở Nigeria. Tuy nhiên, Tổng thư kư Hiệp hội Nông dân Nigeria, Yunusa Halidu, nói với Carbon Brief rằng họ dự đoán đợt nắng nóng sẽ ảnh hưởng đến năng suất trong năm nay. Halidu nói: “Năm nay đúng là nắng nóng cực đoan, chúng tôi đă lường trước điều đó khi làm việc với Cơ quan Khí tượng Nigeria. Chúng tôi biết đó là hậu quả của hiện tượng nóng lên toàn cầu và chúng tôi đang nỗ lực t́m cách giảm thiểu những tác động đó”.