Ukraine và NATO cần ǵ ở nhau? - VietBF
 
 
 

HOME

NEWS 24h

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Breaking
News Library Technology Giải Trí Portals Tin Sốt Home

Go Back   VietBF > World Box| Thế Giới > World News|Tin Thế Giới


Reply
 
Thread Tools
  #1  
Old  Default Ukraine và NATO cần ǵ ở nhau?
Vũ khí tiên tiến cùng với sự rơ ràng về yêu cầu để đạt được tư cách thành viên là những ǵ Kiev muốn có câu trả lời dứt khoát từ Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO).Nếu không có sự hỗ trợ quân sự mới từ Mỹ, lực lượng trên bộ của Ukraine sẽ không thể giữ vững pḥng tuyến trước sức mạnh của quân đội Nga. Trong bối cảnh đó, Hạ viện Mỹ phải bỏ phiếu càng sớm càng tốt để thông qua gói chi tiêu khẩn cấp mà Thượng viện đă thông qua với tỷ lệ áp đảo vào tháng 2 vừa qua. Ưu tiên cấp bách nhất là cung cấp kinh phí để tiếp tế đạn pháo, tên lửa pḥng không, tên lửa tấn công và các nhu yếu phẩm quân sự quan trọng khác cho Kiev.

Ukraine cần ǵ ở NATO
Nhưng ngay cả khi Ukraine nhận được những hỗ trợ cần thiết này từ các đồng minh, câu hỏi cơ bản vẫn là: Làm thế nào để giúp Ukraine đảm bảo tương lai cho chính họ? Đó là câu hỏi mà các nhà lănh đạo NATO cần phải trả lời khi họ gặp nhau vào tháng 7 tới tại Washington nhân dịp Hội nghị thượng đỉnh kỷ niệm 75 năm thành lập liên minh.

Đối với NATO, xung đột giữa Nga với Ukraine không đơn thuần chỉ v́ lănh thổ. Nó c̣n liên quan đến tương lai chính trị của Ukraine. Đại đa số người dân Ukraine muốn đất nước họ trở thành thành viên của NATO và Liên minh châu Âu (EU).

Từ năm 2023, EU đă mở các cuộc đàm phán về việc kết nạp với Ukraine. Nhưng quá tŕnh này sẽ mất nhiều năm để hoàn thành. Trong khi đó, Ukraine đang t́m kiếm lời mời gia nhập càng sớm càng tốt từ NATO. Thế nhưng, các nước NATO dường như lại đang bị chia rẽ về việc khi nào Kiev nên tham gia.

Một số thành viên, dẫn đầu là các nước vùng Baltic, Ba Lan và Pháp, muốn liên minh đưa ra lời mời chính thức tại Hội nghị thượng đỉnh Washington vào tháng 7 năm nay. Họ tin rằng việc các khoảng trống an ninh ở châu Âu tồn tại quá lâu khiến Nga có cơ hội lấp đầy những vùng xám đó như đă làm với Ukraine, Gruzia và Moldova.

Trong khi đó, các thành viên khác, bao gồm cả Mỹ và Đức, lại không sẵn sàng tiến nhanh như vậy trong việc kết nạp Ukraine vào NATO. Thủ tướng Hà Lan sắp măn nhiệm Mark Rutte, người có thể sẽ trở thành Tổng thư kư tiếp theo của NATO, đă tóm gọn quan điểm này tại Hội nghị an ninh Munich hồi tháng 2 vừa qua rằng: “Chừng nào xung đột c̣n tiếp diễn, Ukraine không thể trở thành thành viên NATO”.

Các cựu quan chức cũng đă đề xuất nhiều ư tưởng khác nhau để thu hẹp khác biệt về quan điểm này. Một là đưa ra lời mời tới Ukraine nhưng không thực hiện cho đến một thời điểm không xác định nào đó. Đây sẽ là hành động tượng trưng cho có, bởi không có điều khoản nào trong Hiệp ước được áp dụng cho đến khi tất cả 32 thành viên phê chuẩn việc Ukraine gia nhập. Một ư tưởng khác là mời Ukraine bắt đầu đàm phán gia nhập, mượn mô h́nh từ quá tŕnh mở rộng của EU. Tuy nhiên, các ứng cử viên EU muốn đi theo con đường quen thuộc, áp dụng và thực thi bộ luật của EU trong nhiều năm.

Quy tŕnh tương tự tại NATO là Kế hoạch Hành động thành viên (MAP), nhưng tại thượng đỉnh Vilnius vào năm 2023, các thành viên NATO đă nhất trí Kiev đă đáp ứng “quá đủ điều kiện” cho quy tŕnh này. Trừ khi xác định rơ ràng mục tiêu và thời gian diễn ra của các cuộc đàm phán, việc mời Ukraine bắt đầu các cuộc đàm phán sẽ khiến nước này rơi vào “thế chấp chới” mà họ đang mắc kẹt từ năm 2008, khi NATO chấp thuận Ukraine “sẽ trở thành” thành viên của liên minh.

Hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào tháng 7 tới có thể sẽ tạo cơ hội thu hẹp khoảng cách này và xây dựng đồng thuận trong liên minh về Ukraine. Bước đầu tiên là làm rơ những cải cách Ukraine cần hoàn thành và những điều kiện nước này cần đạt được trước khi có thể gia nhập liên minh.

Thứ hai, NATO cần đảm nhận việc điều phối hỗ trợ quân sự được cung cấp bởi liên minh hơn 50 quốc gia, giúp Ukraine xây dựng một quân đội hiện đại, có khả năng phối hợp tác chiến. Cuối cùng, các nhà lănh đạo NATO cần tăng cường hỗ trợ khả năng pḥng thủ của Ukraine bằng cách cung cấp các loại vũ khí tiên tiến, chẳng hạn như tên lửa tầm xa, loại vũ khí mà một số thành viên NATO không sẵn ḷng cung cấp.

Tương lai NATO của Ukraine
Tại Hội nghị thượng đỉnh Vilnius ở Lithuania tháng 7/2023, thay v́ nhất trí đưa ra lời mời mà Ukraine mong muốn, các nhà lănh đạo NATO đă tŕ hoăn xử lư vấn đề này, hứa hẹn rằng “tương lai của Ukraine là ở NATO”, đồng thời lưu ư rằng họ sẽ chỉ đưa ra lời mời “khi các đồng minh đồng ư và các điều kiện được đáp ứng”.

Mặc dù Ukraine có thể sẽ không được mời tham dự Hội nghị thượng đỉnh của Liên minh tại Washington, nhưng ư tưởng từ Hội nghị Vilnius lại gợi ư cho hướng đi phía trước: NATO phải làm rơ những điều kiện nào Ukraine phải đáp ứng, sau đó mời Kiev tham gia các cuộc đàm phán trực tiếp tại Hội đồng NATO-Ukraine về thời điểm và cách thức thực hiện những điều kiện này.

Để đạt được đồng thuận giữa các đồng minh, các nhà lănh đạo NATO sẽ phải thống nhất 2 điều kiện trước khi chính thức mời Ukraine gia nhập liên minh. Đầu tiên, Ukraine phải hoàn tất cải cách dân chủ, chống tham nhũng và an ninh được nêu trong Chương tŕnh thường niên quốc gia của Ukraine - cấu trúc chính thức chuẩn bị cho Kiev trở thành thành viên NATO.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Washington, các nhà lănh đạo NATO có thể sẽ cam kết trợ giúp Kiev hoàn tất những cải cách này trong ṿng một năm. Thứ hai, cuộc xung đột ở Ukraine phải chấm dứt. Chừng nào xung đột quân sự c̣n diễn ra ở Ukraine, tư cách thành viên của nước này trong liên minh vẫn có thể dẫn đến đối đầu trực tiếp giữa NATO với Nga - canh bạc mà hầu hết các thành viên NATO không sẵn sàng đánh cược.

Trước khi điều kiện thứ hai có thể được đáp ứng, NATO phải xác định như thế nào mới được coi là kết thúc thỏa đáng cho cuộc chiến Nga-Ukraine. Cuộc chiến này không thể coi là kết thúc chỉ bởi nó yêu cầu một thỏa thuận ḥa b́nh - điều rất khó để đạt được trong thời gian sớm. Niềm tin phổ biến rằng tất cả cuộc chiến đều kết thúc thông qua đàm phán là sai lầm.

Hầu hết các cuộc xung đột đều kết thúc bằng việc cả 2 bên đều kiệt sức hoặc một bên giành chiến thắng mà hầu như không cuộc chiến nào kết thúc được bằng thương lượng hoà b́nh. Trong tương lai, kết quả tốt nhất có thể hy vọng là cuộc chiến sẽ rơi vào trạng thái “đóng băng” - sự thù địch dừng lại khi chưa có được giải pháp chính trị mà các bên đều hài ḷng.

Tại Hội nghị thượng đỉnh Washington tới đây, các nhà lănh đạo NATO có thể sẽ đồng thuận mời Ukraine gia nhập một khi cuộc xung đột tại Ukraine đă kết thúc một cách thỏa đáng: Hoặc Ukraine giành chiến thắng, điều rất khó xảy ra, hoặc thông qua một lệnh ngừng bắn hay đ́nh chiến lâu dài. Sau khi Ukraine gia nhập NATO, cam kết pḥng thủ tập thể của liên minh theo Điều 5 sẽ chỉ áp dụng cho các vùng lănh thổ dưới sự kiểm soát của Kiev. Điều kiện này là rất khó chấp nhận đối với Kiev, bởi họ lo sợ đất nước sẽ bị chia cắt lâu dài. Tuy nhiên, viễn cảnh cuộc xung đột đóng băng có thể khiến Kiev quyết định củng cố lănh thổ mà nước này kiểm soát và đảm bảo tư cách thành viên NATO. Các nhà lănh đạo liên minh có thể sẽ cần làm rơ rằng nếu giao tranh tái diễn do các hành động quân sự của Ukraine th́ Điều 5 sẽ không được áp dụng.

Trong lịch sử, từng có trường hợp mở rộng đảm bảo an ninh cho một quốc gia đối với vùng biên giới tranh chấp. Hiệp ước Hợp tác và An ninh chung giữa Mỹ và Nhật Bản, được kư năm 1960, cam kết Mỹ chỉ bảo vệ “lănh thổ thuộc quyền quản lư của Nhật Bản”, chứ không bao gồm các vùng lănh thổ phía Bắc bị Liên Xô chiếm giữ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc. Tương tự, khi Cộng ḥa Liên bang Đức gia nhập NATO vào năm 1955, Điều 5 cũng chỉ áp dụng cho Tây Đức, c̣n Đông Đức, bao gồm cả vùng đất dân chủ ở Tây Berlin, đă bị loại trừ cho đến khi nước Đức thống nhất vào năm 1990. Trước khi được cấp tư cách thành viên, Tây Đức phải đồng ư “không bao giờ sử dụng vũ lực để đạt được mục tiêu thống nhất nước Đức hoặc sửa đổi ranh giới hiện tại của Cộng ḥa Liên bang Đức”.

Cũng dễ hiểu khi tại Hội nghị thượng đỉnh NATO ở Vilnius năm 2023, các quan chức Ukraine lo ngại rằng các điều kiện là “mật mă” cho các mục tiêu không cố định. Chừng nào NATO không xác định các điều kiện, tổ chức này luôn có thể tạo thêm rào cản để Ukraine giải quyết. Ukraine xứng đáng nhận được câu trả lời rơ ràng, và NATO cần xác định thuật ngữ cho sự thống nhất và gắn kết nội bộ của chính tổ chức này. Tại hội nghị thượng đỉnh năm nay, tất cả 32 thành viên sẽ phải thống nhất xung quanh sự hiểu biết chung về con đường trở thành thành viên NATO của Ukraine.

Điều kiện tiên quyết cho Kiev
Có thể, việc phải chấm dứt xung đột vũ trang là điều kiện tiên quyết để Ukraine gia nhập NATO sẽ là một trong những lư do để Moscow kéo dài cuộc xung đột. Chừng nào chiến dịch đặc biệt của Nga c̣n tiếp tục, th́ NATO sẽ không chấp nhận Ukraine là thành viên mới. Đó là lư do Kiev và đồng minh phải thể hiện sự quyết tâm của họ. Họ phải thuyết phục được Moscow rằng Nga đang tiến hành một cuộc chiến không thể thắng. Và để làm được điều đó, các nhà lănh đạo NATO cần nhất trí về 3 biện pháp bổ sung, tất cả đều nhằm tăng cường năng lực pḥng thủ của Ukraine và giúp nước này xây dựng quân đội hiện đại.

Đầu tiên, NATO phải thay thế Mỹ lănh đạo Nhóm Liên kết Pḥng thủ Ukraine (UDCG) - liên minh gồm khoảng 50 quốc gia hội kiến thường xuyên để thảo luận về nhu cầu quân sự của Ukraine và quyết định quốc gia nào sẽ cung cấp thiết bị cần thiết. Việc mở rộng vai tṛ của NATO sẽ thể chế hóa hỗ trợ của liên minh dành cho Ukraine, đảm bảo tính liên tục khi cam kết của Mỹ đối với Ukraine đang bị nghi ngờ.

Thứ hai, NATO phải hợp tác với Ukraine để đưa ra tầm nh́n dài hạn cho quân đội nước này. Hiện tại, nhiều liên minh đang tập trung vào các yếu tố khác nhau: Rà phá bom ḿn, năng lực của máy bay F-16, cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, xe thiết giáp và pháo binh, cũng như khả năng tấn công tầm xa. NATO có thể và nên phối hợp với những nỗ lực này để giúp quân đội Ukraine phát triển thành một lực lượng thống nhất và có đầy đủ khả năng phối hợp tác chiến.

Thứ ba, NATO nên thành lập một phái bộ huấn luyện cho Ukraine, đảm nhận việc phối hợp huấn luyện các lực lượng Ukraine từ Mỹ, Vương quốc Anh và các quốc gia khác. Huấn luyện có ư nghĩa quan trọng đối với binh sĩ Ukraine đang ở trên chiến trường cũng như khả năng phối hợp tác chiến của lực lượng Ukraine trong tương lai.

Mục đích của 3 biện pháp trên không phải giảm sự tham gia của từng quốc gia mà là nâng cao hiệu quả của những nỗ lực hỗ trợ Ukraine hiện nay bằng cách đưa chúng vào phạm vi quản lư của NATO. Việc thể chế hóa những chức năng này trong NATO sẽ gửi tín hiệu đến Tổng thống Nga Vladimir Putin rằng sự hỗ trợ mạnh mẽ của phương Tây dành cho Ukraine sẽ khiến Moscow gặp khó khăn.

NATO có an toàn hơn nếu kết nạp Ukraine?
Tuy nhiên, không có nỗ lực dài hạn nào có ư nghĩa nếu Ukraine thất bại trong cuộc xung đột đang diễn ra. Đó là lư do tại sao NATO phải tăng cường khả năng pḥng thủ của Ukraine và xem xét viện trợ cho Kiev những loại vũ khí hiện đang không được cung cấp, chẳng hạn như tên lửa ATACMS của Mỹ và tên lửa tầm xa Taurus của Đức.

Khi xung đột mới nổ ra, các thành viên NATO đă t́m cách cân bằng giữa hỗ trợ dành cho Ukraine với nhu cầu tránh đối đầu trực tiếp với Nga. Các nước NATO đă hạn chế các loại vũ khí mà họ sẽ gửi và hạn chế cách thức mà lực lượng Ukraine được phép sử dụng chúng, chẳng hạn như cam kết không được tấn công vào lănh thổ của Nga.

Sự do dự ban đầu của phương Tây là điều dễ hiểu. Nhưng một số quốc gia đă quá thận trọng trong thời gian dài. Một số thành viên NATO, như Đức và Mỹ, đă bày tỏ lo ngại khi gửi đi mọi thứ, từ xe tăng đến máy bay chiến đấu F-16. Nhưng t́nh h́nh đă thay đổi. Cuối cùng cũng nhận được sự chấp thuận từ Mỹ vào năm 2023, Bỉ, Đan Mạch, Hà Lan và Na Uy sẽ sớm gửi F-16 tới Kiev. Anh và Pháp là những quốc gia đầu tiên gửi tên lửa tầm xa vào năm 2023, giúp Ukraine có thể tấn công các mục tiêu ở Crimea…

Có ranh giới rơ ràng giữa việc đối đầu trực tiếp với lực lượng Nga và việc cung cấp cho Ukraine các phương tiện để tự vệ. Việc sử dụng lực lượng chiến đấu của NATO sẽ là sai lầm. Nhưng việc cung cấp cho Ukraine các khóa đào tạo, t́nh báo, giám sát, gây nhiễu và thiết bị quân sự lại là đúng đắn. Các thành viên NATO đă phải vật lộn trong việc t́m ra sự cân bằng thích hợp giữa nỗi sợ leo thang và niềm tin vào khả năng răn đe. Mặc dù NATO nên tiếp tục cảnh giác để tránh leo thang, nhưng họ có thể làm nhiều hơn để đảm bảo rằng Nga không giành chiến thắng.

Bên cạnh đó, NATO vẫn tiếp tục mở rộng về phía Đông, vốn cũng là một trong những lư do khiến Moscow tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine để ngăn chặn quá tŕnh này. Nhưng hành động đó của Moscow lại khiến khả năng Ukraine trở thành thành viên NATO gia tăng thay v́ giảm đi. Và khi Phần Lan gia nhập NATO vào tháng 4/2023 với chất xúc tác được cho là do Moscow tiến hành chiến dịch đặc biệt tại Ukraine, biên giới đất liền của NATO với Nga đă tăng hơn gấp đôi.

Việc Thụy Điển gia nhập hồi đầu tháng 3/2024 đă biến biển Baltic thành “cái hồ” của riêng NATO. Và nếu Ukraine sớm trở thành thành viên NATO, th́ cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine cũng có thể được cho là một lư do giúp đẩy nhanh quá tŕnh ra nhập NATO của Kiev với lập luận như vậy th́ chính Ukraine cũng như toàn bộ châu Âu sẽ trở nên an toàn hơn.
VIETBF Diễn Đàn Hay Nhất Của Người Việt Nam

HOT NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOME

Breaking News

VietOversea

World News

Business News

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

History

Thơ Ca

Sport News

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

Canada Tin Hay

USA Tin Hay

Romano
R11 Độc Cô Cầu Bại
Romano's Avatar
Release: 04-30-2024
Reputation: 344173


Profile:
Join Date: May 2007
Posts: 125,611
Last Update: None Rating: None
Attached Images
 
Romano_is_offline
Thanks: 9
Thanked 6,373 Times in 5,338 Posts
Mentioned: 3 Post(s)
Tagged: 0 Thread(s)
Quoted: 35 Post(s)
Rep Power: 160 Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10Romano Reputation Uy Tín Level 10
Reply

User Tag List

Thread Tools

Những Video hay hiện nay
Best Videos around the world today
Phim Bộ Videos PC7

 
iPad Tablet Menu

HOME

Breaking News

Society News

VietOversea

World News

Business News

Other News

History

Car News

Computer News

Game News

USA News

Mobile News

Music News

Movies News

Sport News

DEM

GOP

Phim Bộ

Phim Lẻ

Ca Nhạc

Thơ Ca

Help Me

Sport Live

Stranger Stories

Comedy Stories

Cooking Chat

Nice Pictures

Fashion

School

Travelling

Funny Videos

NEWS 24h

HOT 3 Days

NEWS 3 Days

HOT 7 Days

NEWS 7 Days

HOT 30 Days

NEWS 30 Days

Member News

Tin Sôi Nổi Nhất 24h Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 3 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 7 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 14 Ngày Qua

Tin Sôi Nổi Nhất 30 Ngày Qua
Diễn Đàn Người Việt Hải Ngoại. Tự do ngôn luận, an toàn và uy tín. V́ một tương lai tươi đẹp cho các thế hệ Việt Nam hăy ghé thăm chúng tôi, hăy tâm sự với chúng tôi mỗi ngày, mỗi giờ và mỗi giây phút có thể. VietBF.Com Xin cám ơn các bạn, chúc tất cả các bạn vui vẻ và gặp nhiều may mắn.
Welcome to Vietnamese American Community, Vietnamese European, Canadian, Australian Forum, Vietnamese Overseas Forum. Freedom of speech, safety and prestige. For a beautiful future for Vietnamese generations, please visit us, talk to us every day, every hour and every moment possible. VietBF.Com Thank you all and good luck.


All times are GMT. The time now is 05:54.
VietBF - Vietnamese Best Forum Copyright ©2006 - 2024
User Alert System provided by Advanced User Tagging (Pro) - vBulletin Mods & Addons Copyright © 2024 DragonByte Technologies Ltd.
Log Out Unregistered

Page generated in 0.04780 seconds with 12 queries