MSCI cho biết, Việt Nam đă cải thiện được 1 tiêu chí quan trọng trong quá tŕnh nâng hạng thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, c̣n tới 8 tiêu chí nữa cần phải cố cải thiện để nâng hạng.
Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được MSCI xem xét đưa vào danh sách theo dơi (Watch list) được nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Market) trong tương lai gần - tháng 6/2025.
Việt Nam cải thiện được thêm 1 tiêu chí, nhưng vẫn c̣n 8 tiêu chí nữa để nâng hạng
Vừa qua, MSCI đă công bố báo cáo khả năng tiếp cận thị trường toàn cầu.
MSCI - Morgan Stanley Capital International là công ty nghiên cứu đầu tư cung cấp các chỉ số chứng khoán, rủi ro danh mục đầu tư, phân tích hiệu suất và các công cụ quản trị cho các nhà đầu tư tổ chức và các quĩ pḥng hộ.
MSCI được biết đến nhiều nhất với các chỉ số tiêu chuẩn, điển h́nh như chỉ số thị trường mới nổi và chỉ số thị trường cận biên.
Trong báo cáo mới công bố, MSCI cho rằng Việt Nam đă có sự cải thiện trong khả năng chuyển nhượng (Transferability) chuyển sang "không có vấn đề lớn" (“+”).
Việt Nam đạt được điều này chủ yếu nhờ sự gia tăng giao dịch ngoài sàn và chuyển nhượng hiện vật có thể được thực hiện mà không cần có sự phê duyệt trước của cơ quan quản lư.
Cùng với đó, Việt Nam tiếp tục nỗ lực phát triển thị trường có kế hoạch giải quyết một số vấn đề về khả năng tiếp cận, chẳng hạn như giới hạn sở hữu nước ngoài, yêu cầu về kư quỹ trước giao dịch (pre-funding) và việc thiếu công bố thông tin thị trường bằng tiếng Anh.
“MSCI sẽ tiếp tục theo dơi chặt chẽ tiến độ của những cải cách”, - công ty nhấn mạnh.
Tuy nhiên, thực tế, theo MSCI, Việt Nam vẫn c̣n 8 tiêu chí cần cải thiện để hoàn thành bộ 18 tiêu chí của đơn vị này.
Theo đó, Việt Nam c̣n vướng ở các tiêu chí như Giới hạn sở hữu nước ngoài; Room ngoại; Quyền b́nh đẳng của nhà đầu tư nước ngoài; Mức độ tự do trên thị trường ngoại hối; Đăng kư nhà đầu tư và thiết lập tài khoản; Quy định thị trường; Luồng thông tin và cuối cùng là thanh toán bù trừ.
Theo Vneconomy dẫn báo cáo của MSCI, đối với giới hạn sở hữu nước ngoài, các công ty ở một số ngành và lĩnh vực nhạy cảm vẫn bị giới hạn về sở hữu nước ngoài từ 0% cho tới 51%.
Những giới hạn này vẫn tác động tới hơn 10% cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Room ngoại c̣n lại cho nhà đầu tư nước ngoài: Thị trường cổ phiếu chịu ảnh hướng lớn từ vấn đề room nước ngoài. Hơn 1% của chỉ số MSCI Vietnam IMI bị tác động bởi room nước ngoài thấp.
Về quyền b́nh đẳng của nhà đầu tư nước ngoài: Một số thông tin doanh nghiệp vẫn không có tiếng Anh.
“Bên cạnh đó, quyền lợi của nhà đầu tư nước ngoài bị hạn chế do quy định giới hạn sở hữu nước ngoài nghiêm ngặt áp dụng đối với tổng tỷ trọng sở hữu nước ngoài nói chung và sở hữu của từng nhà đầu tư nói riêng”.
Về mức độ tự do trên thị trường ngoại hối – MSCI cho rằng - hiện chưa có thị trường giao dịch tiền tệ ở nước ngoài và thị trường giao dịch trong nước c̣n hạn chế (giao dịch ngoại tệ phải liên quan tới giao dịch chứng khoán).
Đăng kư giao dịch là bắt buộc và việc mở tài khoản cần được VSD (Lưu kư chứng khoán – PV) thông qua. Các quy định về thị trường chưa có đầy đủ bằng tiếng Anh.
Ngoài ra, các thông tin về thị trường chứng khoán thường không có bản tiếng Anh hoặc không đủ chi tiết.
Thanh toán và bù trừ: Không có công cụ vay thấu chi và giao dịch cần ứng tiền trước.
Kỳ vọng đối với việc nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam?
Công ty cổ phần chứng khoán BIDV (BSC), trong báo cáo triển vọng nâng hạng mới đây nêu kỳ vọng tương lai gần vào tháng 6/2025, thị trường chứng khoán Việt Nam có thể được MSCI xem xét đưa vào danh sách theo dơi (Watch list) được nâng hạng lên thị trường mới nổi (Emerging Market).
Cụ thể, nêu trong báo cáo chủ đề "Đánh giá một số nội dung liên quan đến tiến tŕnh nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam", BSC đánh giá cao những nỗ lực của cơ quan quản lư trong việc chuẩn hóa lại hệ thống cũng như hướng đến giải quyết những nút thắt c̣n vướng mắc nhằm hướng đến mục tiêu nâng hạng TTCK Việt Nam vào 2025.
Theo BSC, thị trường chứng khoán Việt Nam đă nhận được những đánh giá tích cực hơn đồng thời FTSE đă ghi nhận những nỗ lực của cơ quan quản lư - cụ thể là quyết tâm của người đứng đầu Chính Phủ - trong việc giải quyết các nút thắt c̣n vướng mắc.
Văn pḥng chính Phủ ban hành thông báo 122/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng tại Hội nghị triển khai nhiệm vụ phát triển Thị trường chứng khoán 2024: theo đó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước phải có các biện pháp, hành động khẩn trương nhằm tháo gỡ các nút thắt để sớm nâng hạng thị trường.
Đồng thời, Bộ Tài chính, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đang xin ư kiến các thành viên thị trường, nhà đầu tư nước ngoài trong việc sửa đổi một số các thông tư quan trọng như Thông tư số 96/2020/TT-BTC ngày 16/11/2020, số 120/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020, số 119/2020/TTBTC ngày 31/12/2020, số 121/2020/TT-BTC ngày 31/12/2020.
BSC đánh giá nếu dự thảo được thông qua sẽ giải quyết phần lớn các vấn đề c̣n vướng mắc trong việc nâng hạng thị trường của chứng khoán Việt Nam.