7 cách ăn uống giúp kiểm soát bệnh tim mạch. Bệnh tim có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được thăm khám và điều trị kịp thời. Ngoài việc uống thuốc, can thiệp... th́ ăn uống để kiểm soát bệnh cũng là việc cần thiết.
Bệnh tim mạch gây hẹp, xơ cứng và tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn hoặc không cung cấp đủ oxy đến năo và các bộ phận khác trong cơ thể. Từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận dẫn đến tử vong.
Nguyên nhân và triệu chứng sớm của bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch do nhiều nguyên nhân gây ra, đặc biệt là liên quan đến các thói quen sinh hoạt hàng ngày (như h út thuốc lá; chế độ ăn uống nhiều muối, chất béo và cholesterol; ít vận động), thừa cân, béo ph́, tăng cholesterol máu gây h́nh thành các mảng xơ vữa động mạch, tăng huyết áp…
Dấu hiệu mắc bệnh tim mạch:
Cảm giác bị đè nặng trong ngực, đau tức ngực là triệu chứng thường gặp của bệnh tim, tuy nhiên cũng xuất hiện ở các bệnh lư khác như hô hấp, thần kinh.
Cơ thể bị tích nước, mặt, bàn chân căng phù.
Khó thở, nhất là khi người bệnh gắng sức, đặc biệt khi nằm xuống.
Thường xuyên mệt mỏi, kiệt sức.
Ho dai dẳng, kḥ khè.
Chán ăn, buồn nôn.
Đi tiểu đêm.
Chóng mặt, ngất xỉu: Là triệu chứng thường gặp khi người bệnh bị rối loạn nhịp tim, máu đến năo bị gián đoạn.
Nguyên tắc ăn uống pḥng ngừa bệnh tim mạch
1. Kiểm soát khẩu phần ăn
Ăn quá nhiều không tốt cho sức khỏe, gây thừa cân, tăng nguy cơ mắc một số bệnh. Xây dựng bữa ăn bổ dưỡng bằng cách lấp đầy 1/2 đĩa ăn là rau củ quả, 1/4 đĩa là protein lành mạnh, ngũ cốc nguyên hạt chiếm 1/4 đĩa c̣n lại. Nên chọn thực phẩm ít calo, giàu chất dinh dưỡng.
2. Hạn chế muối
Ăn quá nhiều muối có thể dẫn đến huyết áp cao, yếu tố nguy cơ gây bệnh tim. Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến cáo người lớn khỏe mạnh không nên tiêu thụ quá 2.300 mg natri mỗi ngày (khoảng một th́a cà phê muối), lư tưởng nhất là không quá 1.500 mg natri mỗi ngày.
Một cách khác để giảm lượng muối trong chế độ ăn là chọn gia vị. Gia đ́nh có thể dùng các loại thảo mộc và gia vị tự nhiên để thay cho muối như gừng, rau mùi, nấm, cần tây, cà chua, giấm, hạt tiêu, ớt, vỏ quưt, quế và hoa hồi.
3. Chọn protein ít béo
Thịt nạc, thịt gia cầm và cá, các sản phẩm từ sữa ít béo, trứng là nguồn protein tốt. Chọn nguồn protein ít chất béo hơn để tốt cho sức khỏe như ức gà không da thay v́ gà rán. Cá thay thế tốt cho các loại thịt giàu chất béo. Một số loại cá rất giàu axit béo omega-3 như cá hồi, cá thu, cá trích, góp phần giảm lượng chất béo trung tính. Axit béo omega-3 c̣n có nhiều trong hạt lanh, hạt óc chó, đậu nành và dầu hạt cải.
Các loại đậu cũng cung cấp protein tốt, ít chất béo và không chứa cholesterol. Mỗi người nên cân nhắc thay thế một phần protein thực vật bằng protein động vật.
4. Hạn chế chất béo không tốt
Hạn chế ăn chất béo băo ḥa và chất béo chuyển hóa là bước quan trọng để giảm cholesterol trong máu, giảm nguy cơ mắc bệnh động mạch vành. Mức cholesterol trong máu cao dẫn đến tích tụ mảng bám trong động mạch (gọi là xơ vữa động mạch) có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.
5. Chọn ngũ cốc nguyên hạt
Cơ thể cần carbohydrate (carb) để cung cấp năng lượng cho mọi hoạt động. Khác với loại tinh chế, ngũ cốc nguyên hạt là loại carb chứa nhiều chất xơ, vitamin B, kẽm, magie, sắt... Chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác có tác dụng điều ḥa huyết áp, sức khỏe tim mạch.
6. Ăn nhiều rau quả
Rau quả cung cấp vitamin và khoáng chất tốt, ít calo, giàu chất xơ. Gia đ́nh có thể rửa rau sạch, cất trong tủ lạnh để sử dụng mỗi ngày. Nên nấu nhiều món có rau củ quả làm nguyên liệu chính, như rau xào hoặc củ quả tươi làm món salad
7. Tránh một số loại thực phẩm có thể khiến t́nh trạng bệnh tiến triển nặng hơn , gồm có: Các loại thực phẩm giàu natri. Thực phẩm nhiều chất béo, dầu mỡ.Thực phẩm chế biến sẵn, đồ đóng hộp, thức ăn nhanh. Thức uống có ga, chứa chất kích thích.
VietBF@ sưu tập
|
|