Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đă có tác động nghiêm trọng đối với một số quốc gia Châu Âu phụ thuộc vào thu nhập từ khách du lịch.
Sinh ra và lớn lên ở Texas (Mỹ) - một nơi thường xuyên phải hứng chịu những đợt nóng gay gắt, cô gái 21 tuổi Mary Beth Walsh nghĩ ḿnh đă quen với nhiệt độ cao.
Nhưng khi cô đến Athens vào giữa tháng 6 cùng bạn bè, cô đă bị sốc trước cái nóng 37 độ C “không thể chịu nổi”.
“Tôi thực sự không biết về sức nóng đang diễn ra cho đến khi chúng tôi đến đó”, Mary chia sẻ với đài truyền h́nh CNN. Tại Athens, cô phải ở trong một căn hộ không có điều hoà và nhiệt độ ban ngày quá cao đến mức nhóm bạn không thể đi bộ khám phá thành phố.
Mùa hè oi ả do khủng hoảng khí hậu ở châu Âu đang là một thực tế khiến nhiều du khách lo lắng. Các chuyên gia cho biết, mức quan tâm của khách du lịch đến các quốc gia Địa Trung Hải có khí hậu nhiệt đới đă giảm vào năm 2023 trong bối cảnh các đợt nắng nóng và cháy rừng kỷ lục xảy ra. Trong khi đó, các điểm đến ôn đới ngày càng trở thành sự lựa chọn phổ biến.
Những trường hợp tử vong và mất tích do nhiệt độ cao gần đây ở Hy Lạp có khả năng thúc đẩy thêm sự dịch chuyển về Bắc Âu. Mức độ mà ngành du lịch cũng như khách du lịch có thể thích ứng với làn sóng tác động của khí hậu ngày càng gia tăng đang trở thành một vấn đề lớn hơn đối với các quốc gia ở Nam Âu khi nhiều quốc gia nơi đây dựa vào du lịch để thúc đẩy nền kinh tế.
Chuyển hướng du lịch ban đêm
Nhiệt độ cao đă khiến cuộc khủng hoảng khí hậu trở thành tâm điểm chú ư đối với một số du khách châu Âu.
“Cuộc khủng hoảng khí hậu mà chúng ta lo ngại sẽ xảy ra sau 10 hoặc 15 năm nữa đă xuất hiện ở một số nơi trên thế giới. Đây là điều đáng lo ngại”, Roo Clark, 28 tuổi, đến từ Suffolk, miền Đông nước Anh, đang du lịch với bạn trên đảo Skyros của Hy Lạp, nói với CNN.
Giới chức Hy Lạp đă nhiều lần cảnh báo du khách đừng coi thường cái nóng gay gắt, đặc biệt là vào giữa ngày. Đi bộ kéo dài trong nhiệt độ cao là nguyên nhân phổ biến liên quan đến những ca tử vong gần đây ở nước này.
Theo các nhà khí tượng học của CNN, nhiệt độ ở Hy Lạp được dự báo là dao động trọng khoảng 33-35 độ C trong vài tuần tới, cao hơn vài độ so với mức trung b́nh mùa hè những năm trước.
Stefanos Sidiropoulos, chủ điều hành công ty du lịch lớn nhất Hy Lạp chuyên về các hoạt động ngoài trời, cho biết du khách không nên tham gia ngay vào các hoạt động. “Những người đến từ Bắc Âu hoặc Canada, những nơi có nhiệt độ lạnh hơn, họ cần thời gian để thích nghi với điều kiện thời tiết này”, ông Stefanos lư giải.
Trekking Hellas - công ty du lịch của Sidiropoulos – sau đó đă thay thế các hoạt động ban ngày thành một số hoạt động vào thời điểm khi nhiệt độ xuống thấp hơn, như b́nh minh và hoàng hôn. “Thậm chí, chúng tôi có thể tham gia các hoạt động vào ban đêm, kèm theo đèn pin,” Stefanos nói thêm.
Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đă có tác động nghiêm trọng đối với một số quốc gia phụ thuộc vào thu nhập từ khách du lịch.
Theo Hội đồng Du lịch Thế giới, tại Hy Lạp, du lịch đóng góp gần 41 tỷ USD - khoảng 20% toàn bộ nền kinh tế của đất nước.
Ở Italy, một số thành phố như Rome, Perugia và Palermo đă ban hành cảnh báo nắng nóng cấp độ ba - cảnh báo cao nhất. Ngành du lịch đóng góp 10% nền kinh tế cho đất nước.
Theo Ủy ban Du lịch châu Âu (ETC) - tổ chức phi lợi nhuận chịu trách nhiệm quảng bá du lịch châu Âu, sau đợt nắng nóng mùa hè năm 2023 ở châu Âu, khiến hàng ngh́n người phải chạy trốn khỏi các đám cháy rừng trên đảo Rhodes của Hy Lạp, mức độ lo ngại về biến đổi khí hậu của du khách châu Âu đă tăng 7%.
ETC chỉ ra, thay v́ quan tâm tới các địa điểm nghỉ dưỡng ở phía Nam Địa Trung Hải, trong hè năm 2022 đến năm 2023, các địa điểm khác như Cộng ḥa Séc, Bulgaria và Đan Mạch trở nên hấp dẫn hơn.
Eduardo Santander, Giám đốc điều hành của ETC, nói với CNN: “Du khách ngày càng nhận thức được các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt và tác động tiềm tàng của chúng đối với kỳ nghỉ của họ”, đồng thời cho biết thêm trong tương lai, khủng hoảng khí hậu có thể khiến nhiều du khách đến du lịch Nam Âu hơn vào mùa xuân và cuối mùa thu thay v́ những tháng hè nắng nóng.
Thích nghi với “b́nh thường mới”
Nguyên nhân dẫn tới nhiệt độ phá kỷ lục vào mùa hè năm ngoái trên toàn cầu là do sự kết hợp giữa biến đổi khí hậu do con người gây ra và sự quay trở lại của hiện tượng tự nhiên El Niño. Sự kết hợp này đă làm tăng nhiệt độ lên mức kỷ lục ở nhiều nơi ở châu Âu, lục địa nóng lên nhanh nhất hành tinh.
Nhưng ngay cả khi tác động của El Niño giảm đi, các chuyên gia cho rằng xu hướng nóng lên toàn cầu về lâu dài sẽ tiếp tục. Rebecca Carter, Giám đốc thích ứng và phục hồi khí hậu tại Viện Tài nguyên Thế giới, nói với CNN: “Biến đổi khí hậu đang làm các hiện tượng cực đoan xảy ra thường xuyên hơn và sau đó trở nên nghiêm trọng hơn”.
Bà nói thêm rằng số lượng khách du lịch đông đúc ở một số khu vực ở châu Âu đang gây sức ép lên chính quyền địa phương, khi họ phải giải quyết nhu cầu giữ an toàn cho người dân khỏi nắng nóng cũng như bảo vệ du khách.
Bà Carter cho rằng ngành du lịch cần cân nhắc việc thích ứng với khí hậu, ví dụ các quy định đặt vé máy bay và nơi ở có thể được thực hiện linh hoạt hơn nếu ảnh hưởng do thời tiết nắng nóng. “Khi mọi người lên kế hoạch cho những chuyến đi này, phải mất hàng tuần hoặc hàng tháng và bạn không thể dự đoán khi nào một địa điểm cụ thể sẽ có nhiệt độ cực cao”, bà Carter kết luận.
VietBF@ sưu tập
|