Ngay sau khi h́nh ảnh cựu Tổng thống Donald Trump dính vết máu trên mặt trong vụ ám sát hụt hôm 13-7 được lan truyền, nhiều người dùng mạng xă hội cho đây là dàn dựng.
Theo New Statesman, tạp chí hàng đầu của Anh, những thông tin trên mạng xă hội cho rằng vết máu trên tai cựu Tổng thống Donald Trump là một dạng gel dùng trên sân khấu, vụ nổ súng là một "vở diễn" có lẽ do Sở Mật vụ phối hợp với chiến dịch tranh cử của ông Trump và c̣n cho rằng h́nh ảnh mặt ông Trump dính máu giơ nắm đấm dưới lá cờ Mỹ là "dàn dựng".
Ông Donald Trump giơ nắm đấm sau vụ ám sát hụt. Ảnh: Reuters
Khoảng 52.000 người dùng mạng xă hội X bấm "thích" một bài đăng cho rằng bức ảnh mang tính biểu tượng cho thấy ông Trump mặt dính máu, giơ nắm đấm dưới lá cờ Mỹ là dàn dựng: "Góc máy chụp tuyệt vời, chất lượng tuyệt vời, không có mật vụ nào đứng trước ông Trump để che chắn vết thương, cờ Mỹ được đặt ở vị trí thuận lợi".
Một bài đăng khác kêu gọi người dùng mạng xă hội đăng lại bài viết nếu họ cho rằng vụ ám sát hụt này đă được dàn dựng. Bài viết này lập tức thu hút được khoảng 48.000 lượt thích và 1,2 triệu lượt xem.
Vụ nổ súng đă tạo ra một hiện tượng có tên là "BlueAnon", một vở kịch dựa trên thuyết âm mưu, đề cập đến các thuyết âm mưu tự do trên mạng.
Trong thế giới BlueAnon, các thế lực mờ ám, bao gồm cả các phương tiện truyền thông chính thống, bị cho là đang nỗ lực ngăn khả năng tái đắc cử của Tổng thống Joe Biden và đưa ông Trump trở lại nắm quyền.
Thuật ngữ "BlueAnon" ban đầu được những người dùng mạng xă hội bảo thủ sử dụng vào năm 2021 để chế nhạo việc đưa tin mà họ cho là thổi phồng quá mức, chẳng hạn như cuộc điều tra về sự can thiệp của Nga vào cuộc bầu cử Mỹ năm 2016. Kể từ đó, thuật ngữ "BlueAnon" đă được nhiều người sử dụng để mô tả những âm mưu kỳ quặc.
Thuật ngữ này mang ư nghĩa mới vào tháng trước sau khi màn tranh luận thảm họa của Tổng thống Biden với ông Trump trên đài CNN đă làm dấy lên cuộc tranh căi về khả năng tranh cử của ông Biden.
Những người dùng mạng xă hội ủng hộ ông Biden đă tung ra thuyết âm mưu rằng ông đă bị đánh thuốc mê trước cuộc tranh luận. Trong khi đó, ông Biden cho rằng màn tranh luận thua kém đối thủ là do ông bị lệch múi giờ và bị cảm lạnh nặng.
Tác giả người Mỹ Mike Rothschild nhận định lối tư duy này xuất hiện khi mọi người không sẵn ḷng chấp nhận những diễn biến thách thức thế giới quan của họ hoặc khi họ gặp khó khăn về việc định hướng trong một môi trường truyền thông phức tạp và thay đổi nhanh chóng.
Ông Imran Ahmed, người sáng lập và là giám đốc điều hành của Trung tâm chống lại sự thù hằn kỹ thuật số, cho biết: "Những ǵ chúng ta đang thấy hiện nay là dấu hiệu gia tăng các thuyết âm mưu từ cả hai đảng chính trị ở Mỹ. Thuyết âm mưu là một câu chuyện dễ dàng để mọi người kể với chính ḿnh, điều đó cho họ lư do để không đối mặt với thực tế như hiện tại".
VietBF@sưu tập