Để giữ thực phẩm an toàn, bạn phải đảm bảo không khí mát được lưu thông tới mọi khu vực. Bởi vậy, bạn nên để giăn cách các món đồ, chỉ cất thực phẩm chiếm khoảng 75% khả năng chứa của tủ. Các loại nước sốt, hạt cà phê, gia vị không nhất thiết phải để trong tủ lạnh mà vẫn giữ được chất lượng.
Không cất giữ các thực phẩm dễ hỏng ở cửa
Theo Food Network, cửa tủ được đóng mở nhiều, là nơi nhiệt độ thiếu ổn định, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển. V́ vậy, bạn không nên để sữa và trứng ở đó. Đặc biệt trứng có lớp màng bảo vệ dễ bị các yếu tố độc hại bên ngoài xâm nhập. Tốt nhất, bạn hăy để các thực phẩm này trong hộp chuyên dụng để trong các ngăn tủ lạnh.
Không cất thức ăn nóng trong tủ lạnh
Theo Consumer Reports, thức ăn nóng sẽ làm tăng nhiệt độ trong tủ. Kỹ sư điện lạnh người Mỹ Larry Ciufo cho biết thói quen trên sẽ khiến máy nén phải hoạt động tích cực hơn để hạ nhiệt độ xuống, lâu dần khiến tủ hỏng nhanh. Đồ nóng có nguy cơ làm hư hỏng các khay nhựa, kính bên trong tủ theo thời gian. Không chỉ vậy, thực phẩm nóng để trong khoang kín bị hấp hơi, dẫn tới giảm mùi vị, chất lượng, không tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu bạn để thực phẩm đă nấu chín ở nhiệt độ pḥng quá lâu, vi khuẩn có nguy cơ phát triển. V́ vậy, hăy đảm bảo không để thức ăn ngoài tủ lạnh quá 2 giờ. Nếu nhiệt độ pḥng trên 32 độ C, không nên để ngoài quá 1 giờ.
Để giúp thức ăn nguội nhanh, bạn có thể chia thành các phần nhỏ hoặc cho vào hộp đựng nông trước khi cho vào tủ lạnh.
Không sử dụng bao ni lông để chứa thực phẩm trong ngăn đá
Các bà nội trợ thường tận dụng lại các túi nylon đựng thực phẩm khi mua ở chợ về. Việc này khiến cho vi khuẩn phát triển và bám vào thực phẩm nhiều hơn.
Túi nylon thông thường được làm từ các loại nhựa tái chế do đó không đảm bảo an toàn vệ sinh khi chứa đựng thực phẩm tươi sống. Sử dụng túi nylon để gói, bọc thực phẩm nói chung sẽ dẫn đến khả năng nhiễm chất độc vào thực phẩm, gây hại sức khỏe khi chúng ta hấp thụ vào cơ thể.
|