Đáng lưu ư, ưu thế này của Trung Quốc không chỉ khiến Mỹ mà nhiều cường quốc khác cũng lo ngại.
Bà Harris gây bất ngờ với "đề xuất lạ"
Theo tờ Wall Street Journal (WSJ), trong chiến dịch tranh cử vào Nhà Trắng năm nay, Phó Tổng thống Kamala Harris - ứng cử viên của Đảng Dân chủ - đă gây chú ư v́ một "đề xuất lạ lùng". Đáng lưu ư, ư tưởng của bà Harris được cho là có thể phá vỡ thế độc quyền của Trung Quốc trong một lĩnh vực quan trọng.
WSJ cho biết, niken và coban - hai loại khoáng sản được sử dụng trong ngành lưu trữ năng lượng và năng lượng hạt nhân - vốn không phải là chủ đề phổ biến trong các chiến dịch tranh cử Tổng thống Mỹ.
Bà Harris kêu gọi Mỹ đẩy mạnh tích trữ niken và coban. Ảnh: Foreign Policy
Tuy nhiên, khi đưa ra các đề xuất về chính sách kinh tế cách đây 1 tuần, bà Harris đă dồn sự tập trung vào các khoáng sản quan trọng và các vật liệu thiết yếu cho ngành công nghệ quốc pḥng, cũng như xe điện.
Hiện tại trên thế giới, Trung Quốc đang thống trị chuỗi cung ứng vật liệu quan trọng cho quốc pḥng, xe điện, cũng như năng lượng hạt nhân.
Do đó, bà Harris muốn Mỹ sản xuất và chế biến nhiều hơn 2 loại khoáng sản này để chống lại các chuỗi cung ứng do Trung Quốc dẫn đầu. Bà đồng thời đề xuất xây dựng một kho dự trữ khoáng sản quan trọng tại Mỹ, đây cũng là ư tưởng đă được cả hai đảng chính trị thảo luận tại Washington trong những tháng gần đây.
Kho dự trữ này có thể là kho vật chất (nơi lưu trữ khoáng sản) hoặc kho tài chính (quỹ tiền để mua khoáng sản). Mục tiêu là mở rộng các khoản đầu tư từ thời chính quyền Trump và Biden để củng cố ngành khai thác mỏ của Mỹ và xây dựng các chuỗi cung ứng năng lượng tái tạo mà không chịu sự ảnh hưởng của Trung Quốc.
Trung Quốc dùng tài nguyên khan hiếm như vũ khí, Mỹ lao đao
Các cơ quan của Mỹ - bao gồm Lầu Năm Góc - đă rót hàng trăm triệu USD vào các công ty khai thác mỏ và các quỹ trong những năm gần đây, hỗ trợ các dự án khoan (nhằm t́m kiếm - khai thác tài nguyên) và mua cổ phần.
Trong khi đó, Bộ Ngoại giao Mỹ đă gặp gỡ chính phủ các nước và các công ty thân thiện với Mỹ, kêu gọi họ xem xét các tài sản khai thác mỏ trên khắp thế giới.
Tuy nhiên, những nỗ lực của Washington ở nước ngoài đang phải đối mặt với các mối quan hệ kinh doanh lâu đời giữa Trung Quốc và nhiều nhà sản xuất lớn, cũng như năng lực tinh chế khổng lồ của Trung Quốc đối với các kim loại như đồng, lithium và niken.
Các công ty khai thác phương Tây phàn nàn rằng nguồn cung của Bắc Kinh ra thị trường quá lớn, góp phần gây ra những biến động giá mạnh có thể làm sụp đổ các dự án vốn thường có chi phí đắt đỏ hơn ở Mỹ, Canada và các nơi khác.
Năm ngoái, một mỏ coban ở Idaho - được chính phủ Mỹ hỗ trợ và mất 3 thập kỷ xây dựng - đă tạm ngừng hoạt động chỉ vài tuần trước khi bắt đầu sản xuất lượng coban đầu tiên đóng vai tṛ quan trọng trong đạn dược và pin xe điện. Nguyên nhân là do sự sụp đổ giá cả vào thời điểm không thích hợp.
Hiện không có nhiều thông tin về kế hoạch của bà Harris nhằm giảm thiểu những tác động này, nhưng các nguồn tin trong ngành công nghiệp Mỹ đánh giá rằng, một kho dự trữ có thể hoạt động theo vài cách khác nhau.
Kho dự trữ vật chất sẽ cho phép quốc gia sử dụng dự trữ khi cần thiết, chẳng hạn như khi đối mặt với các hạn chế xuất khẩu nghiêm ngặt từ Trung Quốc.
Mặt khác, trong một thị trường mà giá hàng hóa đă sụp đổ do cung vượt quá cầu, các nhà sản xuất có thể bán nguyên liệu của họ cho Mỹ với giá cao hơn giá thị trường.
"Kho dự trữ thực sự rất quan trọng, đặc biệt là v́ Trung Quốc đang cho thấy họ sẵn sàng sử dụng tài nguyên khan hiếm như một vũ khí" - Bà Gracelin Baskaran, giám đốc Chương tŕnh An ninh Khoáng sản Quan trọng tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS), nhận định.
Dẫn chứng cho điều này, bà Baskaran chỉ tới các hạn chế xuất khẩu mà Trung Quốc đă thực thi đối với graphite (dùng trong pin xe điện), germanium và gallium (trong chất bán dẫn) và antimony (trong vũ khí và đạn dược).
Trước đó, theo tạp chí Foreign Policy, trong thế giới toàn cầu hóa ngày nay, Mỹ và các cường quốc thế giới khác đang phụ thuộc một cách đáng báo động vào các quốc gia khác, trước hết là Trung Quốc, về các vật liệu thiết yếu để xây dựng và duy tŕ các hệ thống vũ khí hiện đại.
Bên cạnh đó, quân đội Mỹ đang báo động một viễn cảnh khác: Không thể duy tŕ lợi thế công nghệ do Mỹ và các đồng minh không có đủ các loại khoáng sản này trong những thập kỷ tới.
Việc Trung Quốc nhanh chóng xây dựng một quân đội tinh nhuệ cũng biến nước này trở thành đối thủ cạnh tranh chiến lược quan trọng nhất của Mỹ và đă đặt ra cái gọi là mối đe dọa về tốc độ đối với chiến lược quốc pḥng của Washington.
Đề xuất của bà Harris là vũ khí "khắc chế" thế độc quyền của Trung Quốc?
Mức độ ủng hộ đối với việc can thiệp mạnh mẽ hơn vào các thị trường do Trung Quốc chi phối cũng đă tăng lên trong Quốc hội Mỹ.
Vào ngày 25/9, một nhóm nghị sĩ lưỡng đảng đă giới thiệu một dự luật, trong đó đề xuất tiến hành chương tŕnh thí điểm trị giá 750 triệu USD tại Bộ Năng lượng để khám phá các hợp đồng tương lai và các sản phẩm tài chính khác nhằm bảo vệ loạt công ty trong nước khỏi những cú sốc giá cả.
Trong khi đó, các đại diện của một ủy ban thuộc Hạ viện Mỹ chuyên trách về Trung Quốc đang lên kế hoạch thúc đẩy dự luật lưỡng đảng của riêng họ vào cuối năm nay. Vào tháng 12/2023, ủy ban này cũng đă kêu gọi các ưu đăi thuế cho ngành sản xuất nam châm và đất hiếm tại Mỹ.
Bà Abigail Hunter, giám đốc điều hành Trung tâm Chiến lược Khoáng sản Quan trọng tại tổ chức ủng hộ an ninh năng lượng ở Mỹ SAFE cho biết, bà hoan nghênh việc bà Harris chú trọng vào các vật liệu quan trọng và mong muốn có một lộ tŕnh rơ ràng hơn để các mỏ trong nước tiếp cận thị trường, cũng như nhiều sáng kiến toàn cầu hơn để thúc đẩy đầu tư trong lĩnh vực này.
Tuy nhiên, bên cạnh đó, bà Hunter cho rằng, xây dựng kho dự trữ chưa phải là giải pháp triệt để cho sự thống trị hiện tại của Trung Quốc đối với nguồn cung và thị trường khoáng sản quan trọng.
"Một kho dự trữ có thể giúp đảm bảo an toàn trong trường hợp khẩn cấp, nhưng nó không giải quyết được vấn đề gốc rễ là Trung Quốc hiện đang kiểm soát nguồn cung và thị trường khoáng sản quan trọng. Nền kinh tế của chúng ta dễ bị tổn thương do thiếu an ninh về nguồn cung hoặc thiếu kiến thức công nghiệp" – Bà Hunter nhận định.
VietBF@ Sưu tập