“Tam quốc diễn nghĩa” từ lâu đă rất nổi tiếng và quen thuộc đối với đại đa số người Việt Nam, cả trong văn chương, nghệ thuật lẫn đời sống hằng ngày.
Một trong những bản dịch được đánh giá là hay nhất, thông dụng nhất cho đến tận hôm nay là bản dịch “Tam quốc chí diễn nghĩa” của Phan Kế Bính, Nguyễn Văn Vĩnh hiệu đính, xuất bản năm 1909, tại nhà in Express. Sách có h́nh vẽ minh họa, in thành 5 cuốn, khổ nhỏ 10,5x16 cm.
Điều thú vị ít ai biết là bộ sách này được xuất bản, theo như lời tựa ở đầu sách, chính là nhằm để tuyên truyền cho việc học chữ quốc ngữ lúc bấy giờ.
Trong lời tựa do ông Nguyễn Văn Vĩnh viết, ngay câu đầu tiên đă “tuyên ngôn”:
“Nước Nam ta mai sau này, hay dở cũng ở như chữ quốc ngữ.
Bởi thế nên những người làm sách mới quyết định ‘in ra bộ sách này, gọi tên chung là bộ sách ngoài dịch nôm’, cứ mỗi tuần lễ in ra một quyển, bán cực rẻ, để cho sách quốc ngữ mỗi ngày một nhiều ra, và người có kẻ nghèo, ai ai cũng mua mà xem được.”
Như vậy, “Tam quốc chí diễn nghĩa”, một tác phẩm văn học kinh điển Trung Quốc, đă mang một sứ mệnh quan trọng, là được dịch và in ra để nhằm giúp cho việc truyền bá chữ quốc ngữ ở Việt Nam.
Và một điều đặc biệt nữa: ngay sau khi sách được xuất bản, chỉ 3 hôm sau khi có đăng tin trên báo, người ta c̣n chưa kịp dán áp phích quảng cáo th́ đám đông đă tràn vào nhà in lấy cho bằng được tập sách mỏng này.
Phải cần có sự can thiệp của cảnh sát, nếu không độc giả chắc sẽ... đánh nhau luôn để giành giật sách. Máy in của nhà in Express đă hoạt động hết công suất, không thể tải thêm được nữa!