Chính quyền Tổng thống Joe Biden đang cân nhắc áp đặt các lệnh trừng phạt mới khắc nghiệt hơn đối với ngành thương mại dầu mỏ “béo bở” của Nga.
Nhà máy lọc dầu Rosneft ở thị trấn Gubkinsky, Tây Siberia, Nga.
Chi tiết về các biện pháp trừng phạt mới được cho là vẫn đang tiếp tục được thảo luận. Tuy nhiên, theo một số nguồn tin giấu tên, chính quyền Mỹ đang xem xét các hạn chế có thể nhắm vào một số hoạt động xuất khẩu dầu của Nga.
Đây được đánh giá là chính sách mới của ông Biden v́ từ lâu ông đă phản đối cách thức tương tự do lo ngại gây tăng giá đột biến về năng lượng, đặc biệt là trong khoảng thời gian trước bầu cử tổng thống Mỹ tháng 11 vừa qua. Tuy nhiên, hiện nay, giá dầu giảm trong bối cảnh dư thừa nguồn cung toàn cầu và gia tăng lo ngại về việc ông Trump có thể t́m cách buộc Ukraine phải nhanh chóng thỏa thuận với Nga để chấm dứt cuộc chiến kéo dài gần ba năm. Chính những điều này đă khiến Chính quyền Biden sẵn sàng hành động quyết liệt hơn trước.
Trước đó, những nỗ lực nhằm “bóp nghẹt” doanh thu năng lượng của Điện Kremlin chỉ mang lại kết quả trái chiều và làm giá xăng trung b́nh của Mỹ xuống mức thấp nhất kể từ giữa năm 2021 đến nay. Trong những tuần cuối cùng, Chính quyền Biden cũng đă có động thái tăng cường hỗ trợ quân sự và tài chính cho Ukraine trong bối cảnh có nhiều nghi vấn về cam kết tiếp tục hỗ trợ của Mỹ của ông Trump.
Nguồn tin của Bloomberg cho biết Chính quyền Biden cũng đang cân nhắc các lệnh trừng phạt mới nhằm vào đội tàu chở dầu mà Nga sử dụng để vận chuyển dầu của ḿnh. Theo đó, các lệnh trừng phạt mới có thể được công bố trong những tuần tới.
Liên minh châu Âu (EU) cũng đang lên kế hoạch thực hiện các biện pháp tương tự đối với tàu chở dầu Nga trước khi kết thúc năm nay. Khối này cũng dự kiến sẽ nhắm vào những cá nhân tham gia vào hoạt động giao dịch này.
Ở quy mô rộng hơn, các lệnh trừng phạt của Mỹ có thể áp đặt các hạn chế tương tự đối với dầu của Iran. Trong trường hợp đó, khách hàng mua dầu của Nga và Iran cũng phải đối mặt với biện pháp trừng phạt của Mỹ.
Động thái trên của Mỹ và EU được xem là khá rủi ro bởi v́ nhiều quốc gia như Ấn Độ và Trung Quốc đang là khách hàng lớn mua dầu thô Nga.
Trước đó, Mỹ đă áp đặt lệnh cấm nhập khẩu dầu, khí đốt và các nguồn năng lượng khác từ Nga từ tháng 3/2022 như một phần của lệnh trừng phạt liên quan đến hoạt động quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine.
VietBF@sưu tập