Loại nước này được nhiều người ưa chuộng có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, rất tốt cho sức khỏe tim mạch. Tuy nhiên, người bị sỏi thận cần hết sức thận trọng.
Dù có cái tên làm liên tưởng tới vị ngọt, có vẻ không tốt cho sức khỏe nhưng củ cải đường (củ cải đỏ) lại luôn nằm trong danh sách thực phẩm tốt. Ấn sau màu đỏ đặc trưng, loại củ này ít calo nhưng cực giàu vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa. Nó cũng đa dạng cách chế biến, trong đó thì nước ép nguyên chất củ cải đường được cho là tốt nhất với sức khỏe.
Củ cải đường là một nguồn cung cấp sắt rất lớn, giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ. Củ cải đỏ cũng được sử dụng làm thuốc trong thời cổ đại. Nó cũng giàu vitamin C, magiê, beta-carotene, bioflavonoids, kali và mangan. Nước ép củ cải đường hỗ trợ sức khoẻ mắt và gan. Củ cải đỏ cũng được biết đến với việc hạ huyết áp, chất béo trung tính trong máu và cải thiện hoạt động thể thao.
Tuy nhiên, ngoài tất cả các lợi ích sức khỏe mà nó cung cấp, bạn cần biết loại rau này có những tác dụng phụ nghiêm trọng dưới đây.
Củ cải đường là một nguồn cung cấp sắt rất lớn, giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất và chất xơ.
Làm tăng nguy cơ sỏi thận
Theo Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Lâm sàng, củ cải đường rất giàu oxalat- chất làm tăng nguy cơ sỏi thận. Nếu bạn bị sỏi thận, hãy ngừng hoặc giảm việc tiêu thụ củ cải đường và nước ép củ cải đường ngay lập tức.
Tình trạng nước tiểu màu đỏ
Ăn quá nhiều củ cải đỏ có thể gây ra tình trạng nước tiểu của bạn có màu đỏ. Điều này phổ biến hơn ở những người thiếu sắt. Khoảng 12% -14% dân số trải qua nước tiểu đỏ hoặc sự đổi màu nước tiểu. Tuy nhiên, đây không phải là tình trạng nguy hiểm và không gây hậu quả nào về sức khỏe.
Hạ huyết áp
Củ cải đỏ giúp giảm huyết áp nhưng nếu huyết áp của bạn đã ở mức thấp hoặc dao động, thì loại rau này không phù hợp với bạn.
Gây sốc phản vệ
Mặc dù rất hiếm gặp nhưng củ cải đường thực sự có thể gây sốc phản vệ - một phản ứng dị ứng cấp tính với chất gây dị ứng mà cơ thể trở nên quá mẫn cảm.
Gây phát ban
Tiêu thụ quá nhiều củ cải đường cũng có thể gây ra phản ứng cơ thể như phát ban, ngứa, thậm chí ớn lạnh và sốt. Vì vậy, giới hạn lượng thức ăn của bạn nếu bạn bị dị ứng với củ cải đường.
Gây ra một số vấn đề khi mang thai
Củ cải đường chứa hàm lượng nitrat cao. Tuy nhiên, phụ nữ mang thai đặc biệt nhạy cảm với tác động của nitrat. Điều này có thể là do sự gia tăng tự nhiên của nồng độ methemoglobin trong máu trong giai đoạn sau của thai kỳ.
Nitrat dư thừa có thể dẫn đến nồng độ methemoglobin trong máu tăng cao, gây ra các triệu chứng như thiếu năng lượng, nhức đầu, chóng mặt, làm cho vùng da quanh mắt, miệng, môi, tay, chân có màu xám xanh.
Đau bụng
Nếu bạn đang bị các vấn đề về dạ dày-ruột, ăn củ cải đường chỉ làm trầm trọng thêm vấn đề. Điều này có thể gây ra chứng chuột rút, đầy hơi, đầy bụng và những thay đổi trong chuyển động ruột, bao gồm cả tiêu chảy và táo bón.
Gây hại cho gan
Các nghiên cứu cho rằng, việc uống quá nhiều nước ép củ cải đường có thể gây ra một số rối loạn không chỉ ở những người khỏe mạnh mà còn ở những người đang đối phó với các bệnh tích tụ kim loại như bệnh gan.
Tăng lượng đường trong máu
Một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng của củ cải đường là tăng mức đường trong máu. Củ cải đường có chỉ số glycemic cao, vì thế nếu bạn có vấn đề về lượng đường trong máu, bạn không nên tiêu thụ nó.
Có thể là nguyên nhân gây bệnh gút
Các triệu chứng của bệnh gout là đau khớp, sốt cao và khớp màu đỏ bóng. Theo Trung tâm Y tế Đại học Maryland (Mỹ), các loại thực phẩm như củ cải có chứa oxalat có thể góp phần gây ra bệnh gút. Vì vậy, bạn nên ăn chúng với số lượng vừa phải.
Ảnh hưởng tới thai nhi
Nitrit được tìm thấy trong củ cải đường tỏ ra nhạy cảm đối với phụ nữ mang thai. Nó có thể gây hại cho thai nhi do độc tính của nitrat. Do đó, các bà mẹ tương lai nên tuyệt đối tránh sử dụng củ cải đỏ.
Giảm hàm lượng canxi trong cơ thể
Nước ép củ cải đường làm giảm mức độ canxi trong cơ thể dẫn đến nhiều vấn đề về xương. Điều này xảy ra do thường xuyên uống nước ép củ cải đường.
Một số lưu ý khi dùng nước ép củ cải đường
Điều quan trọng đầu tiên mà chúng ta cần lưu ý khi dùng nước ép củ cải đường là nên ưu tiên nước ép nguyên chất, không thêm đường hay phụ gia. Hãy chọn củ cải còn tươi, không quá non, màu đỏ đậm và không dập nát, thối mốc. Chỉ uống nước ép củ cải đường trong vòng 2 giờ sau khi ép, không để qua đêm dù là trong tủ lạnh. Dù tốt nhưng củ cải đường khá nhiều đường, nên hãy kiểm soát lượng uống mỗi ngày, tốt nhất là khoảng 200 - 400ml.
VietBF@sưu tập