Nếu đang vật lộn với tiền bạc, hăy dành chút thời gian xem bạn có đang có thói quen di truyền của con nhà nghèo không, để t́m cách thoát ra.
Nghĩ nghèo khó là đương nhiên
Cassidy Horton, một cây bút tài chính và thạc sĩ kinh doanh người Mỹ, cho rằng lớn lên trong môi trường mọi người xung quanh ḿnh đều vật lộn để kiếm sống, bạn có thể nghĩ cuộc sống vốn luôn cực nhọc như vậy.
V́ vậy, khi kiếm được nhiều tiền hơn những người xung quanh, bạn thấy xa lạ hoặc tội lỗi.
Không tin ḿnh xứng đáng có nhiều tiền hơn
Lớn lên trong gia đ́nh nghèo hoặc thu nhập thấp dễ đánh mất niềm tin vào giá trị bản thân.
Một nghiên cứu năm 2019 phát hiện trẻ lớn lên trong nghèo đói thường nghĩ ḿnh vô giá trị. Đơn giản v́ họ không được đáp ứng những nhu cầu cơ bản, chưa nói đến mong muốn hay ước mơ.
Khi không tin ḿnh xứng đáng thành công về tài chính, vô thức ảnh hưởng đến cách họ xử lư tiền, với các biểu hiện như: Thấy không xứng đáng tiêu tiền cho mục tiêu của ḿnh, ngại yêu cầu tăng lương, nghĩ người giàu hạnh phúc hơn ḿnh.
Thiếu kiến thức tài chính
Một trong những rào cản lớn nhất để phá vỡ thói quen khiến người nghèo măi vẫn nghèo là tiếp cận giáo dục tài chính. Tính đến năm 2023, ở Mỹ chỉ có 25 bang yêu cầu học sinh trung học phải tham gia khóa học về tài chính. Ở Việt Nam, chương tŕnh giáo dục cho học sinh về kiến thức tài chính gần như chưa có.
Theo Cassidy Horton, quản lư tiền bạc không phải một tài năng mà là một kỹ năng cần được học. V́ vậy, khi xuất thân từ một gia đ́nh không có nền tảng kiến thức về quản lư, bạn thường gặp khó khăn trong việc này.
Không có h́nh mẫu thành công tài chính
Nếu không ai trong cuộc sống của bạn đạt thành công về tài chính, bạn khó h́nh dung tương lai thành công và an toàn tài chính cho chính ḿnh.
H́nh mẫu không nhất thiết phải nằm trong gia đ́nh hoặc nhóm bạn bè. Hăy t́m một người có câu chuyện tương tự, đă thành công như bạn mong, dù đó chỉ là người quen trên mạng xă hội.
T́m hiểu các bước và thói quen họ áp dụng để đạt được điều đó và noi theo.
Lớn lên với mục tiêu tồn tại chứ không phải phát triển
Trong bộ phim ăn khách Atlanta, nhân vật chính Earnest "Earn" Marks từng nói "Người nghèo không có thời gian đầu tư, v́ người nghèo bận cố gắng để không nghèo".
Khi bạn chỉ có tiền sống qua ngày, rất khó tập trung vào bất cứ điều ǵ khác ngoài sống sót. Kế hoạch dài hạn thường bị xếp sau những mối quan tâm cấp bách hơn như kiếm bữa ăn hoặc giữ mái nhà che nắng mưa.
Điều đó khiến những người đang gặp khó khăn về tài chính đưa ra quyết định giúp họ thoát hiểm trước mắt nhưng dẫn đến nghèo đói lâu dài, ví dụ trả một nửa hóa đơn thay v́ toàn bộ tiền để thưởng cho ḿnh thứ ǵ đó; Rút tiền từ khoản hưu trí để trang trải nợ nần, dù bị phạt; Mua xe mới dù không đủ tiền trả thay v́ trả khoản nhỏ sửa xe cũ.
Những cái bẫy
Khi đang phải vật lộn trả tiền điện, mua đồ tạp hóa hoặc trả tiền thuê nhà, một số công ty sẽ lợi dụng bạn bằng cách cung cấp những thứ trông giống như giải pháp, ví dụ cho vay lăi ngày, ưu đăi thẻ tín dụng, vay thế chấp lăi cao...
Ban đầu, bạn thấy nhẹ nhơm khi có thể thanh toán hóa đơn hoặc chi trả cho trường hợp khẩn cấp, nhưng về lâu dài, bạn sẽ phải trả nhiều hơn.
Mua nhiều v́ được giảm giá
Khi lớn lên trong gia đ́nh có bố mẹ phải vật lộn để kiếm sống, có lẽ bạn đă quen lướt qua khu bán đồ thanh lư hoặc các đợt giảm giá.
Hành động này giúp tiết kiệm tiền mua những thứ bạn cần, nhưng cũng h́nh thành một thói quen có thể khiến bạn tốn kém hơn về lâu dài: mua đồ chỉ v́ chúng đang được giảm giá.
Đây là tư duy khan hiếm có thể rất khó phá vỡ. Muốn thoát khỏi chế độ sinh tồn, phải nhận ra vai tṛ của hành vi này, đồng thời thay nó bằng một tư duy tốt hơn.
|