Theo như sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump để ngỏ khả năng dùng biện pháp quân sự để thâu tóm vùng tự trị Greenland của Đan Mạch, khiến Pháp cảnh báo ông Donald Trump không đe dọa "các biên giới có chủ quyền" của Liên minh châu Âu (EU), trong khi đó có nhà ngoại giao hàng đầu Pháp cũng thúc giục EU chống lại các mối đe dọa từ tỷ phú công nghệ Elon Musk, đồng minh thân cận của tổng thống thứ 47 của Mỹ.
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot hôm 8/1 tuyên bố trên đài phát thanh France Inter: "Không có chuyện EU để các quốc gia khác trên thế giới, bất kể họ là ai, tấn công các đường biên giới có chủ quyền của khối".
Ngoại trưởng Pháp Jean-Noël Barrot (trái) coi phát biểu của Tổng thống đắc cử Mỹ Trump về mong muốn thâu tóm đảo Greenland của Đan Mạch là lời đe dọa "các biên giới có chủ quyền" của EU. Ảnh: The Independent
Ông Barrot nói thêm, mặc dù ông không tin Mỹ "sẽ xâm lược Greenland” nhưng thế giới đă bước vào kỷ nguyên chứng kiến sự trở lại của “luật của kẻ mạnh nhất". Nhà ngoại giao hàng đầu Pháp cũng thúc giục EU chống lại các mối đe dọa từ tỷ phú công nghệ Elon Musk, đồng minh thân cận của tổng thống thứ 47 của Mỹ, đối với một số nhà lănh đạo châu Âu, đáng chú ư là Thủ tướng Đức Olaf Scholz.
“Nếu Ủy ban châu Âu không biết cách bảo vệ chúng ta khỏi sự can thiệp hoặc các mối đe dọa can thiệp này, họ phải trao cho các quốc gia thành viên, bao gồm cả Pháp, khả năng tự bảo vệ ḿnh”, ông Barrot nhấn mạnh.
Theo báo Guardian, phát biểu của Ngoại trưởng Pháp nhằm đáp trả tuyên bố trước đó của ông Trump tại một cuộc họp báo hôm 7/1 rằng, ông không loại trừ việc sử dụng vũ lực để giành quyền kiểm soát kênh đào Panama từ tay Panama và đảo Greenland của Đan Mạch hay dùng sức mạnh kinh tế để biến Canada thành một phần của Mỹ.
Kể từ khi đắc cử chức tổng thống Mỹ nhiệm kỳ 2 trong cuộc bầu cử 5/11/2024, ông Trump nhiều lần khẳng định, việc thâu tóm Greenland là “thiết yếu đối với an ninh tế của Mỹ”.
Greenland, với dân số khoảng 57.000 người, là ḥn đảo lớn nhất thế giới và cũng là vùng lănh thổ được Đan Mạch trao quyền tự trị từ năm 1979. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen và người đứng đầu chính quyền Greenland Múte Egede đă công khai khẳng định ḥn đảo này không phải để bán và người dân địa phương sẽ tự quyết định tương lai của họ.