Theo như có chuyện ǵ xảy ra với đồng minh của Nga khi đă bất ngờ tuyên bố chấm dứt nhiều hợp đồng cung cấp vũ khí với Moscow trong bối cảnh phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt, vị thế của Moscow trong các lĩnh vực thương mại nhạy cảm nhất, như năng lượng, sản phẩm luyện kim và vũ khí – đang bị tấn công.
Serbia bất ngờ hủy loạt hợp đồng vũ khí với Nga
Tờ Lenta (Nga) ngày 8/1 đưa tin, đồng minh truyền thống của Nga tại vùng Balkan là Serbia đă bất ngờ chấm dứt một loạt hợp đồng cung cấp vũ khí với Moscow.
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Serbia, tướng Milan Mojsilovic, cho biết động thái của nước này xuất phát từ "t́nh h́nh bất ổn trên thế giới".
Tổng tham mưu trưởng Quân đội Serbia - Tướng Milan Mojsilovic. Ảnh: Lenta
Trả lời câu hỏi của tờ Serbia Novosti rằng liệu có phải các lệnh trừng phạt đối với Moscow khiến Belgrade khó sử dụng vũ khí Nga hay không, ông Mojsilovic nói quân đội Serbia đang t́m cách bảo dưỡng thiết bị quân sự của ḿnh, bởi vũ khí có nguồn gốc Liên Xô và Nga vẫn hiện diện ở nhiều nơi trên thế giới, và được sản xuất tại nhiều quốc gia theo giấy phép.
Trước đó, Serbia được cho là "đă gần như đồng ư" thỏa thuận mua chiến đấu cơ từ Pháp, sau khi từ bỏ ư định mua máy bay Nga do cuộc xung đột ở Ukraine.
Theo Lenta, có thông tin cho biết Belgrade đang gặp phải một số vấn đề liên quan tới việc bảo dưỡng vũ khí từ thời Liên Xô, và không thể mua phụ tùng thay thế từ Nga do t́nh h́nh chính trị quốc tế.
Cũng trong buổi trả lời phóng viên, tướng Mojsilovic lưu ư thêm rằng, Serbia đă hủy một số hợp đồng và hoăn một số hợp đồng khác với hy vọng "t́nh h́nh quan hệ quốc tế ở cấp độ toàn cầu sẽ b́nh thường hóa để cho phép thực hiện các thỏa thuận hiện có giữa hai nước".
"Việc chuyển giao vũ khí mới từ Nga là điều không thể ở thời điểm hiện tại. Chúng tôi đang t́m cách vượt qua t́nh h́nh mới phát sinh thông qua các kênh ngoại giao" – Ông Mojsilovic nói.
Theo Lenta, mặc dù thông tin về các hợp đồng bị hủy bỏ chưa được công bố cụ thể, nhưng các thỏa thuận mua bán vũ khí thường có giá trị lên tới hàng trăm triệu USD.
Moscow phản ứng
Phản ứng trước quyết định của Serbia, Phó Chủ tịch thứ nhất của Ủy ban Hội đồng Liên bang (Thượng viện) Nga về các vấn đề quốc tế Vladimir Dzhabarov cho rằng, giới lănh đạo Serbia, đặc biệt là Tổng thống Aleksandar Vucic, đang chịu áp lực liên tục từ phía các quốc gia NATO.
Ông Dzhabarov cho rằng, đối với Serbia, điều quan trọng là phải thể hiện lập trường trung lập của nước này với phương Tây, và đó "là quyền của Serbia".
"Tuy nhiên, như thường lệ, những điều như vậy vẫn không dẫn đến đâu. Chúng tôi vẫn có mối quan hệ tốt đẹp nhất với Serbia và tôi tin rằng chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển chúng" – Ông Dzhabarov nói.
Serbia bất ngờ chấm dứt các hợp đồng cung cấp vũ khí với Nga. Ảnh: RBC
Truyền thông Nga tố Serbia là đồng minh "nổi loạn"
Cùng b́nh luận về sự kiện này, hăng tin RBC (Nga) dẫn báo cáo của Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga (RIAC) cho biết, trong bối cảnh phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt, vị thế của Moscow trong các lĩnh vực thương mại nhạy cảm nhất, như năng lượng, sản phẩm luyện kim và vũ khí – đang bị tấn công.
RIAC dự đoán rằng, trong bối cảnh áp lực trừng phạt ngày càng tăng từ phương Tây đối với các công ty Nga, xu hướng giảm nhập khẩu của Serbia đối với Nga vẫn sẽ tiếp tục.
Ngoài tác động từ các biện pháp trừng phạt, RBC lưu ư, Serbia trong thời gian qua đă có hành động gây căng thẳng với Nga khi cung cấp cho Ukraine các loại tên lửa và đạn dược thông qua nước thứ ba.
Các báo cáo về sự xuất hiện của vũ khí Serbia trong khu vực xung đột ở Ukraine được ghi nhận lần đầu tiên vào tháng 2/2023.
Những bức ảnh chụp tài liệu ṛ rỉ được công bố qua mạng xă hội X cho thấy Kiev nhận được tên lửa do công ty Krusik (Serbia) phân phối để dùng cho hệ thống phóng loạt. Số lượng lên tới 3.500 tên lửa cỡ ṇng 122mm. Đơn vị xuất khẩu trực tiếp cho Kiev là công ty Thổ Nhĩ Kỳ Arca Savunma Sanayi Ticaret Limited. Thông tin sau đó được đăng tải trên website Bộ Quốc pḥng Ukraine.
Theo RBC, Điện Kremlin sau đó đă tuyên bố "sẽ không bỏ qua vấn đề này".
Trang News.ru (Nga) gọi Serbia và Armenia - hai nước đang cung cấp vũ khí cho Ukraine - là những "đồng minh nổi loạn" của Nga.
Đáng lưu ư, theo trang này, vào tháng 10/2024, trong một động thái "đâm sau lưng" Moscow, Tổng thống Vucic đă kư tuyên bố lên án hành động của Nga tại Ukraine và bày tỏ cam kết tiếp tục ủng hộ Kiev.