“Chúng tôi không vứt bỏ đạn dược như Mỹ. Ở Ukraine, không có bất cứ thứ ǵ bị lăng phí”, Ivanych nói.
Bên trong nhà máy, bầu không khí vô cùng căng thẳng. Thao tác với thuốc nổ là công việc nguy hiểm và mọi hoạt động đều phải tuân thủ quy tắc khắt khe để đảm bảo an toàn. “Chúng tôi xử lư thuốc nổ v́ thế bất cứ điều ǵ cũng có thể xảy ra. Mỗi viên đạn đều có tên trên đó. Để làm công việc này, bạn phải là bậc thầy trong nghề”.
Ở trung tâm của nhà máy là một dây chuyền lắp ráp với gần 50 binh sỹ làm việc tại các trạm riêng biệt. Một trạm cắt các thanh kim loại thành mảnh đạn. Một trạm khác nạp các hộp mực in 3D được gắn vào máy bay không người lái FPV. Tại trạm thứ ba, các binh sỹ đang đưa thuốc súng vào từng hộp đựng.
Từ máy bay không người lái đến lựu đạn tái chế, công nghệ là trọng tâm trong tầm nh́n của binh sỹ Ivanich về con đường chiến thắng của Ukraine. "Chúng tôi cần để công nghệ chiến đấu thay chúng tôi", ông nói.
Kỹ sư Ivanych cho rằng, các binh sỹ Ukraine nên được giao nhiệm vụ tạo ra các giải pháp mới và sáng tạo để giải quyết các vấn đề trên chiến trường. Nếu có nguồn tài chính phù hợp, Ukraine có thể bắt kịp với những quốc gia sản xuất vũ khí tiên tiến nhất. "Chúng ta có thể sản xuất đạn dược tốt hơn cho cuộc chiến này nếu chúng ta có kinh phí", Ivanych nói.
Kỹ sư này nhấn mạnh: "Mọi người đang chờ đợi một phép màu từ nước Mỹ hoặc một vị cứu tinh nhưng sự thật là chúng ta có thể tự ḿnh làm tốt hơn".
Nhà máy bí mật này không chỉ sản xuất đạn dược mà c̣n đang góp phần định nghĩa lại xung đột hiện đại. Sự tương phản giữa cũ và mới rất rơ ràng. Các loại đạn dược không c̣n sử dụng được đang được tái chế thành đạn dược tiên tiến.
Cuộc chiến tại Ukraine đang chứng minh cho thế giới thấy rằng những hệ thống pháo cổ điển đang nhanh chóng nhường chỗ cho máy bay không người lái và các loại vũ khí không người lái khác. Trong cuộc chiến này, kỹ sư Ivanich và nhóm của ông muốn chứng minh rằng sự sáng tạo, quyết tâm và sự khéo léo có thể giúp thay đổi cán cân sức mạnh.
VietBF@ Sưu tập