Cụ Khái, 80 tuổi, đột quỵ liệt nửa người phải, được đội cấp cứu đột quỵ ngoại viện đến nhà sơ cứu rồi đưa đến viện ngay trong giờ đầu khởi phát triệu chứng.
Ngày 16/1, BS.CKI Trần Thanh Thúy, khoa Thần kinh, Trung tâm Khoa học Thần kinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết ngay khi nhận được điện thoại từ người nhà cụ Khái, bệnh viện nhanh chóng cử đội cấp cứu đột quỵ ngoại viện đến nhà người bệnh. Các bác sĩ trong đội thông báo t́nh trạng của người bệnh về bệnh viện. Nhờ đó, êkíp ở bệnh viện nắm được trước thông tin bệnh nền của cụ Khái là mỡ máu cao nhiều năm, xơ vữa động mạch mạn tính đă đặt một stent mạch vành, mắc bệnh tăng huyết áp, đái tháo đường, suy thận giai đoạn ba.
Bệnh viện kích hoạt sẵn quy tŕnh cấp cứu đột quỵ Code Stroke, huy động các bác sĩ đa chuyên khoa sâu chờ sẵn tại pḥng cấp cứu để tiếp nhận người bệnh. Đồng thời, các bác sĩ chuẩn bị máy móc, thiết bị, sẵn sàng các loại thuốc.
Thời điểm nhập viện, cụ Khái liệt nửa người phải, hiểu câu hỏi của bác sĩ nhưng không trả lời được. Bác sĩ ghi nhận điểm NISHH 14 (NIHSS là thang điểm dùng để đánh giá tiên lượng lâm sàng đối với bệnh nhân đột quỵ cấp). Bệnh nhân có điểm số càng cao phản ánh mức độ đột quỵ càng nặng.
Người bệnh được chụp MRI 3 Tesla sọ năo thay v́ chụp CT theo quy tŕnh cấp cứu đột quỵ thông thường. Chụp MRI giúp bệnh nhân cao tuổi có bệnh nền suy thận nặng tránh được tác dụng phụ của thuốc cản quang. Đồng thời, kỹ thuật này hỗ trợ đánh giá chính xác thêm các ổ vi xuất huyết (các nốt chảy máu nhỏ) trong năo.
"Tất cả chỉ định đều nhằm mục đích tận dụng tối đa 'giờ vàng' để cứu sống và tăng khả năng phục hồi cho người bệnh", bác sĩ Thúy nói, thêm rằng giờ vàng cấp cứu đột quỵ nhồi máu năo cấp khoảng 3-4,5 giờ đầu kể từ khi người bệnh khởi phát triệu chứng đột quỵ, tùy trường hợp có thể mở rộng lên 6 giờ hoặc hơn.
Vị trí nhồi máu năo vùng thái dương trái của cụ Khái trên h́nh chụp MRI 3 Tesla. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Kết quả chụp MRI 3 Tesla cho thấy cụ Khái nhồi máu năo vùng thái dương bán cầu năo trái, không xảy ra tắc động mạch lớn trong năo. Bác sĩ chỉ định truyền thuốc tiêu sợi huyết (rTPA) qua đường tĩnh mạch. Liều dùng và tốc độ truyền thuốc được cân chỉnh phù hợp với t́nh trạng đột quỵ, bệnh nền đồng mắc và tuổi cao của người bệnh.
Sau 30 phút truyền thuốc tiêu sợi huyết, triệu chứng lâm sàng của người bệnh cải thiện, khả năng nói phục hồi nhưng giọng chưa rơ hẳn, có thể cử động và tự nâng nhẹ tay chân hai bên theo yêu cầu của bác sĩ. NISHH c̣n 5 điểm, giảm 9 điểm so với lúc nhập viện.
Một ngày sau, người bệnh phục hồi tốt, nói chuyện rơ, tự đi đứng, vận động nhẹ, tập phục hồi chức năng sớm theo chỉ định của bác sĩ. Thang điểm NISHH của cụ chỉ c̣n một điểm, xuất viện sau một tuần. Trước khi xuất viện, người bệnh được tầm soát các yếu tố nguy cơ có thể gây tái phát đột quỵ, kết hợp chăm sóc dinh dưỡng, tập phục hồi chức năng sau đột quỵ, tái khám theo lịch hẹn.
Nhân viên y tế hỗ trợ cụ Khái uống nước trong quá tŕnh tập phục hồi chức năng sau đột quỵ. Ảnh: Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh
Đột quỵ là t́nh trạng cấp cứu khẩn cấp. Khi có các dấu hiệu nghi ngờ như miệng méo, yếu liệt tay chân hoặc nửa người, nói đớ, đau đầu, mờ mắt... người bệnh cần được đưa đến bệnh viện có chuyên môn cấp cứu đột quỵ hoặc gọi 115 để được hỗ trợ, xử lư kịp thời, tránh để lâu nguy hiểm.
Bác sĩ Thanh Thúy khuyên người thuộc nhóm nguy cơ cao đột quỵ như cao tuổi, mắc bệnh nền như rối loạn nhịp tim, mỡ máu cao, đái tháo đường, béo ph́, từng đột quỵ... nên tái khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ để kiểm soát bệnh. Khám sức khỏe, tầm soát đột quỵ định kỳ để kịp thời phát hiện, điều trị dự pḥng các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
VietBF@sưu tập