Hồng Hạnh, 31 tuổi, Hà Nội, choáng váng khi nhận kết quả xét nghiệm dương tính HPV thuộc chủng có nguy cơ gây ung thư cổ tử cung.
Cuối năm ngoái, Hạnh hai lần xét nghiệm đều cho kết quả dương tính với chủng HPV nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung. Bác sĩ hẹn soi cổ tử cung sau ba ngày để tiếp tục kiểm tra mức độ bệnh. "Ba ngày chờ đợi kết quả cuối cùng là khoảng thời gian rất tệ. Tôi không muốn ăn, không muốn làm ǵ", Hạnh nói.
Trước đó vợ chồng chị dự định sinh em bé đầu ḷng trong năm nay, muốn chuẩn bị sức khỏe thật tốt để mang thai. Nếu mắc ung thư, chị lo sợ về khả năng không có con, có thể không chữa khỏi bệnh. Những suy nghĩ đó cứ ám ảnh chị dù đă cố gắng tự an ủi phải lạc quan bằng cách tập trung làm việc, tập thể dục.
Kết quả soi cổ tử cung và sinh thiết không cho thấy bất thường. Bác sĩ chỉ định theo dơi, tái khám sau 6 tháng. Chị chưa cần điều trị, được tư vấn tiêm vaccine để pḥng các chủng HPV khác. Hạnh bàn với chồng, dời kế hoạch mang thai sau khi tiêm đủ phác đồ, song vẫn nơm nớp sợ ung thư.
Người phụ nữ lo lắng khi nhiễm HPV. Ảnh minh họa: Vecteezy
C̣n Minh Hà, 35 tuổi, TP HCM, rất sợ mắc các bệnh nan y, đặc biệt ung thư. Chị đặt ra chế độ sinh hoạt nghiêm ngặt, rèn luyện sức khoẻ, luôn sử dụng bao cao su để pḥng bệnh.
Một năm nay, chị bị viêm ở vùng kín, ngứa không khỏi. Kết quả soi cổ tử cung không ghi nhận bất thường, chị vẫn không yên tâm. Thi thoảng cơ bắp bị giật vào ngày hoặc đêm, chị cũng nghĩ tới khả năng nhiễm HPV, ung thư.
"Mỗi lần như vậy, tôi đều khóc v́ sợ", chị nói.
Gia đ́nh khuyên chị khám thêm ở bệnh viện chuyên khoa để điều trị triệt để, song Hà do dự với lư do "sợ nhận kết quả dương tính, khi phát hiện bệnh, gia đ́nh không có người chăm sóc".
HPV là virus gây u nhú ở người, có hơn 200 chủng khác nhau. Nhiễm HPV rất phổ biến, một người hoạt động t́nh dục có thể lây nhiễm virus này ở một thời điểm nào đó trong đời. Trong phần lớn trường hợp, virus có thể tự đào thải khỏi cơ thể và không gây vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tuy nhiên, có khoảng 20% virus không tự đào thải mà gây nhiễm dai dẳng, biến đổi các tế bào dẫn đến sùi mào gà (mụn cóc sinh dục) và ung thư ở vùng kín như cổ tử cung, hậu môn, âm đạo, dương vật, ṿm họng... Các trường hợp suy giảm miễn dịch, càng lớn tuổi, virus càng khó đào thải hơn. Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy khoảng 99,7% trường hợp mắc ung thư cổ tử cung do nhiễm HPV.
Bác sĩ CKII Nguyễn Bá Mỹ Nhi, Giám đốc Trung tâm Sản phụ khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết đă tiếp nhận và khám cho hàng trăm trường hợp phụ nữ nhiễm HPV mỗi năm. Xét nghiệm dương tính với HPV chủng nguy cơ cao thường khiến phụ nữ lo sợ, ám ảnh với loạt câu hỏi "đă mắc ung thư chưa", "sau này phải làm ǵ", "lấy tiền ở đâu để điều trị"...
Trong đó, nhóm nhạy cảm là phụ nữ chưa sinh đủ con hoặc chưa có con, mắc ung thư cổ tử cung dẫn đến không c̣n khả năng mang thai. Họ cảm thấy có lỗi với bạn đời và gia đ́nh chồng, mặc cảm không làm tṛn trách nhiệm "vợ hiền dâu thảo".
Theo bác sĩ Mỹ Nhi, người có tổn thương tại chỗ hoặc ung thư ở giai đoạn sớm, chữa trị kịp thời có thể điều trị khỏi bệnh hoàn toàn. Bệnh nhân phát hiện ở giai đoạn muộn vẫn có cơ hội điều trị, tăng cơ hội sống do y học đă có nhiều tiến bộ trong điều trị.
C̣n bác sĩ Bạch Thị Chính, Giám đốc Y khoa, Hệ thống tiêm chủng VNVC, cho biết trong bối cảnh lối sống hiện đại cởi mở hơn về t́nh dục, nguy cơ nhiễm HPV luôn thường trực. Bên cạnh nữ giới, nam giới có tỷ lệ nhiễm HPV cao, nhất là ở nhóm cộng đồng đặc biệt. Một nghiên cứu năm 2022, khảo sát tại Hà Nội và TP HCM, trên gần 800 nam 16-50 tuổi quan hệ t́nh dục đồng giới trong ṿng một tháng trước thời điểm nghiên cứu. Kết quả, 32,3% nam giới nhiễm các chủng HPV; 24,5% nhiễm chủng HPV có nguy cơ cao (16, 18, 31, 33, 45, 52...); 11% nhiễm chủng HPV 16 hoặc 18 (hai chủng gây ung thư cao nhất). Tỷ lệ nhiễm HPV nguy cơ cao ở TP HCM cao hơn Hà Nội, lần lượt là 30,9% và 18,4%.
Bác sĩ Chính khuyến cáo hai giới nên pḥng ngừa HPV từ sớm, phương pháp hiệu quả nhất là tiêm vaccine. Hiện vaccine Gardasil 9 được chỉ định cho nam nữ từ 9 tuổi, tiêm đến 45 tuổi. Mũi tiêm sẽ giúp chặn nguy cơ tái nhiễm, nhiễm chủng mới và nguy cơ lây nhiễm cho bạn đời.
Có 9 type HPV có thể pḥng ngừa nhờ vaccine, gồm: 6, 11, 16, 18, 31, 33, 45, 52 và 58. Hiệu quả bảo vệ hơn 90% với ba liều tiêm trong 6 tháng đối với người 15-45 tuổi hoặc hai liều cho người 9-14 tuổi. Ngoài Gardasil 9, Việt Nam có vaccine Gardasil pḥng bốn type 6, 11, 16, 18 chỉ định cho bé gái, phụ nữ 9-26 tuổi. Người đă quan hệ t́nh dục, có con, nhiễm HPV vẫn có thể tiêm chủng.
Bên cạnh tiêm chủng, hai chuyên gia khuyến nghị quan hệ t́nh dục an toàn, không sử dụng chung khăn tắm đồ lót, nâng sức khỏe tổng thể thông qua rèn luyện cơ thể, dinh dưỡng tăng đề kháng. Nữ giới cần thăm khám định kỳ để pḥng ngừa và phát hiện sớm các bệnh phụ khoa, ung cổ tử cung.
VietBF@sưu tập