Vụ bắn hạ kỷ lục 6 tên lửa của một phi công F-16 Ukraine cho thấy lực lượng không quân của nước này đă phát triển đến mức nào trong cuộc xung đột với Nga, theo Business Insider.Theo hăng tin Mỹ, trong phần lớn thời gian của cuộc chiến, lực lượng không quân Ukraine phải đối mặt với một trong những lực lượng không quân lớn nhất thế giới với phi đội máy bay chiến đấu cũ do Liên Xô thiết kế trong khi yêu cầu phương Tây cung cấp những chiếc F-16 sẵn có trong kho vũ khí của NATO.
Tuy nhiên, ban đầu Mỹ từ chối cho phép chuyển giao, ngay cả khi các đồng minh khác thúc đẩy việc cung cấp chiến đấu cơ cho Ukraine. Washington cảm thấy lô hàng F-16 sẽ đến quá muộn, quá tŕnh huấn luyện sẽ mất quá nhiều thời gian và việc gửi các máy bay này có thể làm leo thang căng thẳng với Nga. Nhưng cuối cùng họ đă nhượng bộ.
Sau khi Ukraine nhận được những chiếc F-16 đầu tiên, họ đă ngay 1 chiếc cùng 1 phi công lái nó trong lúc chiến đấu. Điều này lập tức đặt ra câu hỏi về mức độ tác động mà chiến đấu cơ này có thể tạo ra trên chiến trường.
Tuy nhiên, câu chuyện của Ukraine về một trong những phi công F-16 của họ đă bắn hạ 6 tên lửa hành tŕnh của Nga trong một nhiệm vụ - điều mà họ nói là kỷ lục đối với máy bay chiến đấu do Mỹ sản xuất - cho thấy lực lượng không quân Ukraine đă phát triển đến mức nào, một cựu phi công F-16 của Mỹ nói với Business Insider.
Việc ứng phó với các mối đe dọa tên lửa đ̣i hỏi sự phối hợp và phản ứng nhanh chóng, theo Đại tá John Venable, một cựu chiến binh 25 năm của Không quân Mỹ và là cựu phi công F-16 nhận định. Người này nói rằng việc phi công Ukraine nọ có thể nhận được thông báo và kịp thời xuất kích để đánh chặn tất cả những tên lửa đó "nói lên rất nhiều" về "khả năng của Không quân Ukraine".
Vụ đánh chặn này cho thấy "khả năng phát hiện" tên lửa hành tŕnh của họ và "sau đó điều động máy bay chiến đấu để đánh chặn thành công chúng", ông Venable nói. Tên lửa hành tŕnh là mục tiêu không thể bắn trả như các máy bay phản lực Nga, nhưng đó vẫn là màn tŕnh diễn rất ấn tượng của lực lượng không quân Ukraine.
Ông Venable cho biết, phản ứng như vậy là "không phải là một nhiệm vụ đơn giản", đ̣i hỏi tất cả các hệ thống chỉ huy và kiểm soát của Ukraine cũng như các cảm biến và radar của nước này phải làm việc cùng nhau. Ông nói rằng để "thực sự t́m ra, khắc phục và đối phó với các mối đe dọa đang xâm nhập vào quốc gia của bạn, điều đó nói lên rất nhiều điều về khả năng chỉ huy và kiểm soát của họ".
Chiến đấu giống phong cách phương Tây
Peter Layton, một thành viên tại Viện Griffith Châu Á và là cựu sĩ quan Không quân Hoàng gia Australia, nói với Business Insider rằng việc đánh chặn cho thấy phi công Ukraine đă được “huấn luyện tốt” v́ anh ta “có thể phản ứng nhanh với một t́nh huống thay đổi”.
“Các phi công Nga vốn cần phải nhận lệnh từ bộ chỉ huy dưới mặt đất của họ mới có thể hành động. Sự kiện này chứng tỏ các phi công Ukraine “đă áp dụng các phương pháp hoạt động độc lập và quyết liệt của phương Tây khi t́nh h́nh phù hợp”, ông nói.
Trong sự kiện được nêu, Ukraine cho biết phi công F-16 nói rằng anh ta hết tên lửa và thiếu nhiên liệu nhưng vẫn nhanh chóng ra quyết định tiếp tục chiến đấu, truy đuổi và triệt hạ thêm 2 tên lửa của Nga bằng súng. Đây là quyết định đầy rủi ro hơn đ̣i hỏi phải kiểm soát máy bay tốt và tin tưởng rằng có một sân bay an toàn gần đó.
Ukraine nói chung đă áp dụng phong cách chiến đấu phương Tây nhiều hơn, trong đó các cá nhân và lănh đạo đưa ra quyết định nhanh chóng mà không cần sự chỉ huy trung ương, theo các chuyên gia phương Tây.
Các phi công F-16 của Ukraine đă được đào tạo từ một liên minh các quốc gia, bao gồm Hà Lan, Canada, Đan Mạch, Mỹ và Romania. Sự trao đổi này không phải là một chiều. Trong khi nhiều binh sĩ Ukraine đă được các đồng minh phương Tây huấn luyện, những đồng minh này cho biết Ukraine cũng đang dạy họ về chiến thuật và cách chống lại Nga trên chiến trường.
Các quan chức phương Tây và các chuyên gia chiến tranh cho rằng chiến thuật và thành công của Ukraine tiết lộ những bài học mà phương Tây nên học trong trường hợp xảy ra xung đột với Nga.
Những bài học này là một sự đánh đổi khi phương Tây cung cấp thêm trang thiết bị cho Ukraine và khi Kiev kư thỏa thuận với các nước như Anh, Đan Mạch và Pháp. Cuộc chiến cũng cho thấy những lỗ hổng trong hệ thống và chiến thuật của phương Tây.
Lực lượng không quân nhỏ
Trước khi xung đột Nga-Ukraine bùng phát, một số người dự đoán lực lượng không quân Ukraine sẽ ngay lập tức bị tiêu diệt.
Nga đă cố gắng tiêu diệt lực lượng không quân Ukraine ngay từ đầu nhưng không thành công, Ukraine đă có thể phân tán nhiều chiến đấu cơ và giữ chúng nguyên vẹn. Những chiếc máy bay sống sót đó đă đóng vai tṛ quan trọng trong việc pḥng thủ Ukraine, mặc dù bị áp đảo.
Lực lượng không quân Ukraine đang mở rộng và trở nên giống với phương Tây hơn bằng sự xuất hiện của F-16 và cam kết từ Pháp sẽ gửi thêm máy bay Mirage.
Các chuyên gia chiến tranh cho rằng Ukraine không có đủ chiến đấu cơ F-16 để tạo ra sự khác biệt so với Nga, trong khi số lượng ít ỏi F-16 mà nước này sở hữu là những phiên bản cũ hơn, kém mạnh mẽ hơn những ǵ mà các đồng minh của họ sở hữu, hay những chiến đấu cơ tốt nhất của Nga.
Ukraine chủ yếu sử dụng số lượng F-16 ít ỏi của ḿnh để hỗ trợ lực lượng pḥng không chống lại các mối đe dọa tên lửa thay v́ cử chúng thực hiện các nhiệm vụ nguy hiểm chống lại máy bay phản lực Nga hoặc các mục tiêu quan trọng trên mặt đất.
Các chiến đấu cơ F-16 của Ukraine, loại máy bay 50 năm tuổi do Lockheed Martin sản xuất, thường bay với 4 tên lửa không đối không và được trang bị các giá treo tự vệ cố định để phát hiện tên lửa đang bay tới.
Ông Venable cho biết sứ mệnh pḥng không đă đáp ứng được kỳ vọng của ông về cách mà Ukraine sẽ sử dụng F-16. Ông nói Ukraine không có đủ F-16 cũng như không có hệ thống hỗ trợ hoặc nâng cấp để có thể sử dụng chúng một cách hiệu quả nhằm thay đổi cục diện cuộc chiến.
Venable cho rằng lực lượng không quân Ukraine không hoàn hảo. Nhưng sự tiến bộ cho đến nay là rơ ràng. "Về khả năng đánh chặn tên lửa hướng tới và có thể tấn công chúng, điều này nói lên rất nhiều về khả năng của chúng", ông nói.
|