CNN đưa tin, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong bài phát biểu nhậm chức vào ngày 20/1 đă tuyên bố sẽ giành lại Kênh đào Panama.
“Chúng ta đă bị đối xử rất tệ từ món quà ngu ngốc này - món quà không bao giờ nên được trao, và lời hứa của Panama với chúng ta đă bị phá vỡ”, ông Trump nói và chỉ trích Panama tính phí đi qua kênh đào quá cao đối với Hải quân Mỹ.
“Trên hết, Trung Quốc đang điều hành Kênh đào Panama,” ông Trump nói thêm. Theo CNN, đây là một cáo buộc thường xuyên được Tổng thống đưa ra mà không có bất kỳ bằng chứng nào.
“Và chúng ta không để nó cho Trung Quốc, chúng ta đă trao nó cho Panama và chúng ta sẽ lấy lại nó!”, ông Trump tuyên bố.
Cách Mỹ xây dựng kênh đào tại Panama
Đầu thế kỷ 20, nhờ sự ủng hộ của Mỹ, Panama tách khỏi Colombia và giành được độc lập hoàn toàn. Đổi lại, giới lănh đạo Panama khi đó kư thỏa thuận cho phép Mỹ xây dựng và kiểm soát vĩnh viễn một kênh đào chiến lược, mở ra con đường cho các tàu thuyền của Mỹ đi xuyên qua Đại Tây Dương và Thái B́nh Dương.
Kênh đào Panama chính thức đi vào hoạt động từ năm 1914.
Kênh đào do Mỹ kiểm soát nhanh chóng trở thành một tài sản quan trọng đối với thương mại Mỹ và Hải quân Mỹ.
Panama đă nhận được khoản thanh toán ban đầu của Mỹ là 10 triệu USD, sau đó là 250.000 USD/năm.
![](https://www.intermati.com/forum/attachment.php?attachmentid=2480405&stc=1&d=1737439680)
Tàu hơi nước SS Ancon của Mỹ rời khỏi khoang phía tây của âu thuyền Gatun và tiến vào Hồ Gatun, Panama, vào ngày 15/8/1914. Ảnh: Getty
Nhưng nhiều người Panama phẫn nộ v́ kênh đào chia đôi đất nước họ lại nằm ngoài tầm với của họ. Căng thẳng liên tục gia tăng cho đến tháng 1/1964 khi các cuộc bạo loạn nổ ra sau khi những người biểu t́nh tiến vào khu vực cấm xung quanh kênh đào và cố gắng treo cờ Panama ở đó. Hai mươi hai sinh viên Panama và bốn lính thủy đánh bộ Mỹ đă thiệt mạng trong cuộc giao tranh xảy ra vào thời điểm đó.
Trong 13 năm tiếp theo, các quan chức song phương đă thảo luận về một kế hoạch trao trả kênh đào cho Panama.
Cuối cùng, vào năm 1977, Tổng thống Mỹ Jimmy Carter đă đạt thỏa thuận với nhà lănh đạo Panama khi đó là Omar Torrijos, cho phép đôi bên cùng quản lư tuyến đường thủy quan trọng này. Kênh đào sẽ được bàn giao hoàn toàn cho Panama vào nửa đêm ngày 31/12/1999.
Nhưng thỏa thuận cuối cùng vẫn có điều khoản trao cho Mỹ quyền can thiệp quân sự để giữ cho kênh đào luôn mở. CNN nhận định, đây có thể là điểm đang được tân Tổng thống Trump nhắm vào trong nỗ lực giành lại kênh đào.
Lợi nhuận béo bở
Vào năm 2007, Panama bắt đầu tiến hành dự án mở rộng kênh đào với quy mô lớn nhất trong gần một thế kỷ. Một loạt âu thuyền mới được xây dựng, cho phép các tàu lớn hơn gấp rưỡi so với trước đây đi qua tuyến đường thủy này. Các âu thuyền mới này khiến Panama tốn hơn 5 tỷ USD và đi vào hoạt động từ năm 2016. Chúng cũng giúp tăng gấp đôi lưu lượng giao thông đường biển mà kênh đào có thể xử lư.
"Chúng tôi đă chi trả, chúng tôi đă xây dựng nó và hiện tại hơn 55% doanh thu của Kênh đào Panama đến từ khoản đầu tư đó, không phải từ khoản đầu tư của Mỹ mà họ đă thực hiện từ rất lâu trước đây", cựu quản lư Kênh đào Panama Jorge Luis Quijano nói với CNN.
Kênh đào mở rộng đă mang về hàng tỷ USD cho Panama và giúp đất nước này trở thành thành tŕ ổn định hiếm hoi ở Trung Mỹ - nơi các quốc gia khác đang phải vật lộn với đói nghèo, nạn buôn bán ma túy và bạo lực, thúc đẩy làn sóng di cư sang Mỹ.
Vào năm 2024, Kênh đào Panama đă thu được gần 5 tỷ USD tổng lợi nhuận. Theo một nghiên cứu được tổ chức tài chính IDB Invest có trụ sở tại Washington công bố vào tháng 12 năm ngoái, 23,6% thu nhập hàng năm của Panama đến từ kênh đào và các công ty cung cấp dịch vụ liên quan đến hoạt động của tuyến đường thủy này.
Thành công của Kênh đào Panama từng được chính ông Trump ghi nhận. "Panama đang làm rất tốt với kênh đào, có rất nhiều công nhân, có rất nhiều việc làm", ông Trump nói vào năm 2011. "Mỹ đă trao đi kênh đào một cách ngu ngốc mà không nhận lại ǵ."
Giới chức Panama cũng tuyên bố rơ rằng họ sẽ không đứng nh́n bất kỳ nỗ lực nào nhằm chiếm giữ tuyến đường thủy sinh lợi này, nơi có khoảng 5% tổng lượng giao thông hàng hải toàn cầu đi qua.
"Tôi hoàn toàn bác bỏ những lời bóng gió của Tổng thống Donald Trump trong bài phát biểu nhậm chức liên quan đến Panama và kênh đào của nước tôi", Tổng thống Panama José Raúl Mulino đăng trên mạng xă hội X hôm 20/1.
"Kênh đào này đang và sẽ vẫn thuộc về Panama và ban quản trị của nó sẽ vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Panama cùng với việc tôn trọng sự trung lập vĩnh viễn của nó", ông Mulino viết.
VietBF@ Sưu tập