Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) "lấy làm tiếc" về thông báo Mỹ có ư định rút khỏi tổ chức này.Ngày 21/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chính thức bày tỏ sự tiếc nuối sau thông báo của Mỹ về ư định rút khỏi tổ chức này. Đây là động thái nối tiếp quyết định của Tổng thống Donald Trump, người đă kư sắc lệnh hành pháp rút lui với lư do liên quan đến hiệu quả hoạt động của WHO trong đại dịch Covid-19 và gánh nặng tài chính không cân xứng mà Mỹ phải chịu.
Theo WHO, tổ chức này đóng vai tṛ quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và an ninh của người dân thế giới, bao gồm cả người Mỹ. Cơ quan này giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của bệnh tật, xây dựng hệ thống y tế mạnh mẽ hơn cũng như phát hiện, ngăn ngừa và ứng phó với các t́nh huống khẩn cấp về sức khỏe, bao gồm cả dịch bệnh bùng phát, thường ở những khu vực nguy hiểm, nơi mà không phải ai cũng có thể tới.
WHO cũng cho biết Mỹ là thành viên sáng lập của WHO vào năm 1948 và đă tham gia định h́nh và điều hành công việc của WHO kể từ đó, cùng với 193 quốc gia thành viên khác, bao gồm cả việc tham gia tích cực vào Hội đồng Y tế Thế giới và Ban Điều hành. Trong hơn bảy thập kỷ, WHO và Mỹ đă cứu sống vô số người và bảo vệ người Mỹ cũng như mọi người khỏi các mối đe dọa về sức khỏe.
"Chúng ta đă cùng nhau chấm dứt bệnh đậu mùa và đưa bệnh bại liệt đến bờ vực xóa sổ. Các tổ chức của Mỹ đă đóng góp và hưởng lợi từ tư cách thành viên của WHO", tổ chức cho hay.
Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Tedros Adhanom Ghebreyesus, cũng kêu gọi Mỹ cân nhắc lại quyết định, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của đoàn kết toàn cầu để bảo vệ sức khỏe cho mọi người.
Trước đó, trong lễ nhậm chức ngày 20/1 (theo giờ địa phương), Tổng thống Donald Trump đă chính thức kư sắc lệnh rút Mỹ khỏi WHO. Ông cho rằng cơ quan y tế Liên Hợp Quốc đă "ứng phó sai với Covid-19" và "không thông qua các cải cách cần thiết" để xử lư đại dịch này.
Ông Trump nhận định WHO yêu cầu Mỹ "trả những khoản chi phí quá cao một cách bất công", trong khi mức chi trả của Trung Quốc ít hơn. Sắc lệnh cũng nêu rằng WHO tiếp tục yêu cầu Mỹ thanh toán những khoản tiền quá lớn, không tương xứng với những khoản thanh toán của các quốc gia khác.
Nếu rời khỏi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Mỹ sẽ cắt giảm đáng kể nguồn tài trợ cho tổ chức y tế công cộng toàn cầu này. Một động thái như vậy sẽ khiến cơ quan đa phương quan trọng mất 1/5 nguồn tài trợ, dẫn tới khả năng cắt giảm các hoạt động y tế công cộng trên toàn cầu, gây áp lực buộc tổ chức phải thu hút nguồn tài trợ tư nhân và tạo cơ hội cho các quốc gia khác tác động đến WHO.
Các quốc gia khác cũng khó có khả năng bù đắp được khoản tài trợ bị hao hụt nếu ông Trump thực sự hiện thực hóa tuyên bố gây sốc của ḿnh.
Đức, với tư cách là nhà tài trợ lớn thứ hai cho WHO, đă bày tỏ quan ngại sâu sắc. Bộ trưởng Y tế Đức Karl Lauterbach cho rằng quyết định này là một bước lùi quan trọng trong cuộc chiến chống lại các khủng hoảng y tế toàn cầu. Ông nhấn mạnh cam kết của Đức trong việc thuyết phục Tổng thống Trump xem xét lại quyết định này.
Giáo sư Lawrence Gostin từ Đại học Georgetown nhận định rằng việc Mỹ rút khỏi WHO có thể làm suy yếu nghiêm trọng cơ quan này, đồng thời tạo cơ hội cho các quốc gia khác, như Trung Quốc, gia tăng ảnh hưởng trong lĩnh vực y tế toàn cầu.
Tiến sĩ Jennifer Nuzzo và Michael Osterholm nhấn mạnh rằng mặc dù WHO c̣n tồn tại một số hạn chế, tổ chức này đóng vai tṛ không thể thay thế trong việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm và hỗ trợ các quốc gia trong các t́nh huống khẩn cấp về y tế.
|