Mùng 5 Tết (2/2), nhiều người đến Miễu Mạch Nước, huyện Hóc Môn, lấy nước ngầm rửa mặt, uống, mang về nhà để cầu mong may mắn, lộc tài.
Cách trung tâm TP HCM khoảng 25 km, Miễu Mạch Nước (c̣n được gọi là chùa Mạch Nước, ở đường Bùi Thị Lùng) là điểm tham quan, chiêm bái thu hút nhiều du khách ở TP HCM và các tỉnh thành lân cận. Ngôi miếu thờ Thủy Long Thánh Mẫu - vị thần trong tín ngưỡng dân gian cai quản sông nước, giếng và kênh rạch.
Hiện không có văn bản ghi chép về thời điểm xây dựng miễu. Tuy nhiên theo những người gắn bó với ngôi miễu, công tŕnh ước chừng có tuổi đời khoảng 100 năm, trải qua nhiều lần tu sửa và mở rộng để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của người dân.
Trong quyển Thuần phong mỹ tục Việt Nam, nhà nghiên cứu văn hóa Nam Bộ Sơn Nam cho rằng chữ “miễu” là đọc trại từ chữ “miếu” mà ra. Hán Việt tự điển của tác giả Nguyễn Văn Khôn (1960) cũng giải thích "miếu" là đền thờ, c̣n gọi "cái miễu".
Ngôi miếu nổi tiếng với mạch nước ngầm, được cho là linh thiêng, đă phun trào liên tục từ ḷng đất suốt hơn 100 năm qua. Mỗi ngày có nhiều người đến thắp hương cầu nguyện và sử dụng nước từ mạch ngầm.
Mùng 5 Tết, đông đúc người chờ xuống lấy nước ngầm tại miếu. Để thuận tiện cho việc lấy nước, nơi này xây dựng các bậc thang và lát gạch tạo lối đi. Ở vị trí nước phun trào xây bể chứa h́nh long quy với phần bụng giống cái giếng có nắp đậy bằng lưới sắt h́nh nón. Bên trên bể có nhiều ca nhựa để khách hứng nước uống, rửa mặt.
Theo Ban trị sự Miễu Mạch Nước, ḍng nước phun trào từ ḷng đất có từ trước khi miếu được xây dựng.
Hầu hết khách hành hương đến miếu đều dùng nước từ mạch ngầm để uống, rửa mặt hoặc gội đầu với niềm tin mang lại sức khỏe và may mắn. Khách không được rửa tay, tắm hay lội xuống hồ để giữ vệ sinh cho mạch nước.
Anh Lê Thanh Phương (41 tuổi) lấy gáo múc nước rửa mặt, gội đầu. Nhà gần miếu nên ngày rằm nào anh ghé đây thắp hương cầu nguyện. "Tôi có niềm tin nếu dùng ḍng nước này rửa mặt, uống có thể gột rửa những điều xui xẻo, đón may mắn trong năm mới", anh Phương nói.
Bé Thanh Trúc, 12 tuổi (quận 6) được mẹ dẫn đi viếng miếu và rửa mặt, uống một ngụm nước nhỏ tại đây để mong năm mới b́nh an, may mắn.
Sau khi rửa mặt, nhiều người mang theo chai nhựa, can mang nước về sử dụng. Theo ban trị sự, để đảm bảo an toàn, nước sẽ được xét nghiệm định kỳ. Người dân cũng được khuyến cáo nên nấu sôi nước nếu mang về nhà dùng trong sinh hoạt.
"Tôi có uống thử thấy ḍng nước rất mát, không có mùi vị nên mang thêm về coi như lấy lộc đầu năm", chị Thu Hiền, 35 tuổi (quận 12) nói.
Bên trong chánh điện là tượng thờ Thủy Long Thánh Mẫu luôn đông đúc người đến chiêm bái, thắp hương và xin lộc dịp Tết.
Bà Hồng Xuân, 64 tuổi, đến từ Cà Mau, vái lạy trong chánh điện. "Nơi đây là điểm tâm linh đông khách hành hương, nên mỗi lần ghé Sài G̣n thăm con cái, tôi đều vào viếng miễu", bà Xuân nói.
Cổng vào Miễu Mạch Nước xây theo lối tam quan, khách gửi xe ở bên ngoài. Miếu mở cửa từ 6h đến 19h mỗi ngày, đông đúc vào dịp Tết, mùng 1 và 15 âm lịch hàng tháng.