Kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, các nhà lănh đạo châu Âu nhận ra họ cần tăng cường chi tiêu quốc pḥng. Thách thức lớn nhất hiện nay là làm thế nào để huy động nguồn tài chính, đặc biệt khi không thể trông chờ nước Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Hôm 5/2 tới, các lănh đạo Liên minh châu Âu (EU) và Anh sẽ nhóm họp tại Brussels (Bỉ) để thảo luận về vấn đề trên.
Mối lo ngại càng trở nên cấp bách khi ông Trump trở lại nắm quyền ở Nhà Trắng, thúc đẩy chính sách “nước Mỹ trên hết”. Ông Trump từng tuyên bố sẽ nhanh chóng rút hỗ trợ tài chính và quân sự của Mỹ dành cho Ukraine, đồng thời yêu cầu các nước thành viên NATO tăng chi tiêu quốc pḥng lên mức 5% GDP, cao hơn nhiều so với mức 3 - 3,5% mà NATO đang đặt ra cho hội nghị thượng đỉnh mùa hè.
Mỹ cũng chưa đạt mục tiêu chi 5% GDP cho quốc pḥng mà hiện chỉ đạt khoảng 3,4%. Nếu chính sách của ông Trump được thực hiện, gánh nặng chi tiêu sẽ hoàn toàn dồn lên vai các nước châu Âu, theo NYT.
Châu Âu loay hoay củng cố quốc pḥng
Kể từ khi chiến sự nổ ra, EU – khối từng thúc đẩy ḥa b́nh dựa trên thương mại tự do – đă chuyển hướng sang tăng cường răn đe và pḥng thủ. Hiện nay, EU đang đẩy mạnh mở rộng ngành công nghiệp quốc pḥng, cải thiện hiệu quả chi tiêu và hợp tác trong sản xuất vũ khí.
Một trong những giải pháp đang được xem xét là phát hành nợ chung để tài trợ cho các dự án quốc pḥng, giống như cách EU đă làm trong đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đây là vấn đề gây tranh căi v́ năng lực chi tiêu quân sự của từng quốc gia là khác nhau
Tại cuộc họp sắp tới, 27 quốc gia châu Âu sẽ tham gia thảo luận, trong đó có 23 thành viên NATO. Đây cũng là lần đầu tiên kể từ khi rời EU, nước Anh tham dự một cuộc họp cùng với các lănh đạo châu lục.
Theo các chuyên gia, châu Âu vẫn thiếu nhiều yếu tố quan trọng trong năng lực pḥng thủ, bao gồm hệ thống pḥng không tích hợp, pháo tầm xa, vệ tinh quân sự và máy bay tiếp nhiên liệu trên không. Đây là những thứ mà NATO phụ thuộc vào Mỹ. Việc thay thế các hệ thống này có thể mất ít nhất từ 5 đến 10 năm.
Ngoài ra, châu Âu cũng cần giảm thiểu sự chồng chéo trong trang bị vũ khí. Ví dụ, Ukraine đă nhận viện trợ từ ít nhất 17 loại pháo khác nhau từ các nước châu Âu, nhưng không phải loại nào cũng sử dụng chung một loại đạn, gây ra nhiều khó khăn trong hậu cần.
Trước thách thức từ Nga ở phía Đông và sự quay lưng của Mỹ ở phía Tây, các lănh đạo châu Âu đồng thuận rằng họ cần có một kế hoạch cụ thể để phối hợp và mở rộng nguồn lực quân sự, theo NYT. Tuy nhiên, lợi ích quốc gia và ưu tiên ngân sách khác biệt giữa các nước khiến việc tái cấu trúc nền quốc pḥng chung của châu Âu trở nên khó khăn và tốn kém.
Không c̣n trông chờ vào Mỹ
Cuộc họp lần này có sự tham gia của Thủ tướng Anh Keir Starmer và Tổng thư kư NATO Mark Rutte, với mục tiêu đặt ra các ưu tiên cụ thể để giúp châu Âu xây dựng kế hoạch hành động chi tiết, đặc biệt là về sản xuất vũ khí.
Giới phân tích cho rằng cuộc họp có ư nghĩa mang tính biểu tượng, cho thấy châu Âu đang nghiêm túc đối mặt với mối đe dọa lâu dài từ Nga và nỗ lực giảm phụ thuộc quân sự vào Mỹ. Alexandra de Hoop Scheffer, quyền Chủ tịch Quỹ Marshall của Đức, nhấn mạnh: “Đây là vấn đề sống c̣n đối với châu Âu. Họ không c̣n lựa chọn nào khác v́ xung đột đang diễn ra ngay trên lục địa của họ”.
Bà cũng cảnh báo rằng Nga đang cố gắng chia rẽ NATO và EU. “Đây là cuộc đấu tranh mang tính thế hệ. Nhưng các lănh đạo chính trị của chúng ta chưa giải thích rơ ràng cho thế hệ trẻ tại sao điều này quan trọng và v́ sao Ukraine cần giành chiến thắng,” bà nói.
Mối quan hệ giữa EU và Washington cũng là một chủ đề chính trong cuộc họp. Các nhà lănh đạo châu Âu lo ngại về những yêu cầu khó lường từ ông Trump. Ví dụ, ông Trump đă nhiều lần tuyên bố muốn mua lại Greenland – vùng lănh thổ tự trị của Đan Mạch. Đan Mạch đă thẳng thừng bác bỏ ư tưởng này, nhưng sự việc cho thấy sự thay đổi trong cách tiếp cận của Mỹ đối với châu Âu dưới thời ông Trump.
Jacob Funk Kirkegaard, chuyên gia tại viện nghiên cứu Bruegel ở Brussels, nhận định: “Không ai thực sự tin vào điều đó, nhưng cũng không ai muốn bỏ qua, v́ nếu nó xảy ra, thế giới như chúng ta biết sẽ vĩnh viễn thay đổi”.
Tuy nhiên, các quan chức NATO cho rằng châu Âu chỉ có khoảng 3 - 7 năm để tăng cường sức mạnh quân sự trước khi Nga có thể cân nhắc thử thách NATO.
Những thách thức phía trước
Một giải pháp đang được xem xét là mua sắm chung vũ khí, nhưng điều này vấp phải nhiều trở ngại. Janis Emmanouilidis, Giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Chính sách châu Âu, cho biết: “Về mặt logic, chúng ta cần mua sắm chung, nhưng thực tế có nhiều rào cản, từ việc bảo vệ ngành công nghiệp quốc pḥng quốc gia cho đến vấn đề chủ quyền".
Một số quốc gia đang đề xuất huy động nguồn tài chính từ Ngân hàng Đầu tư châu Âu (EIB), nhưng hiện tại ngân hàng này bị cấm cấp vốn cho các dự án quân sự thuần túy. Đức và Hà Lan phản đối mạnh mẽ việc vay nợ chung để tài trợ quốc pḥng.
Anh – một cường quốc hạt nhân và là thành viên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc – đóng vai tṛ quan trọng trong bất kỳ kế hoạch pḥng thủ chung nào. Đây là lư do Thủ tướng Starmer được mời tham dự. Ông Starmer cũng coi hợp tác an ninh là cách để Anh xích lại gần hơn với EU sau Brexit.