Các cuộc biểu t́nh được tổ chức tự phát trên mạng xă hội đang nổi lên ở nhiều nơi tại Texas, New York và California để phản đối các chính sách với người nhập cư của chính quyền Tổng thống Trump.
Người di cư tại khu vực Vado Hondo, Chiquimula, Guatemala, trong hành tŕnh tới Mỹ.
Một ngày không có người nhập cư. Đó là điều mà hàng chục ngh́n người Mỹ gốc Latinh đă yêu cầu phần c̣n lại của đất nước phải tưởng tượng vào ngày 3/2, khi họ tham gia một cuộc biểu t́nh trên toàn quốc ở nhà không đi làm và đi học. Cuộc biểu t́nh được tổ chức tự phát quan kêu gọi trên mạng xă hội, nhưng vẫn thể hiện rơ trên đường phố tại các thành phố có cộng đồng người gốc Tây Ban Nha đông đảo. Đây là những dấu hiệu cho thấy tâm lư phản đối các chính sách của Tổng thống Donald Trump, người đă phát động cuộc truy lùng những người nhập cư không có giấy tờ kể từ khi trở lại Nhà Trắng.
"Trong trường học, KHÔNG CÓ ICE!" hàng chục người di cư đă hét lên vào chiều 3/2 (theo giờ địa phương) tại New York để phản đối sự hiện diện của cảnh sát nhập cư trong trường học (ICE là Cơ quan Thực thi Di trú và Hải quan Mỹ). Đây là một trong những ranh giới mà chính quyền của đảng Cộng ḥa đă vượt qua, khi trao quyền cho các đặc vụ liên bang thực hiện các hoạt động ở hầu hết mọi nơi. Những người biểu t́nh đă tiến dọc theo Phố 42 hướng về Quảng trường Thời đại, ở Manhattan, vẫy cờ Mexico và hô vang khẩu hiệu phản đối Tổng thống Trump.
Ở đầu bên kia của đất nước, thành phố Los Angeles đă trải qua hai ngày biểu t́nh, một dấu hiệu cho thấy tâm lư phản đối các biện pháp của ông Trump đang nóng lên. Hàng trăm người đă tụ tập vào chiều 3/2 gần Ṭa thị chính với cờ Mỹ, Mexico, Guatemala và El Salvador, cùng nhiều quốc gia khác. Những người lái xe đi ngang qua Đường cao tốc 101 cũng bóp c̣i hoặc hét những khẩu hiệu ủng hộ người biểu tỉnh.
“Cha mẹ tôi đă đấu tranh cho tương lai của tôi và giờ đến lượt tôi đấu tranh cho tương lai của họ”, Laura V., một phụ nữ 37 tuổi đă ở Mỹ từ năm 3 tuổi, cho biết. Cha mẹ cô đă vượt biên vào Mỹ từ Sásabe (Sonora) vào những năm 1990 rồi làm việc tại một nhà máy dệt ở trung tâm thành phố. “Điều quan trọng là phải xuống đường và cho ông Donald Trump biết rằng chúng tôi sẽ không im lặng trong khi ông ấy chia cắt các gia đ́nh”, Laura nói, sau khi thông báo với ông chủ của ḿnh rằng cô sẽ không đi làm vào ngày biểu t́nh.
Đây là cuộc biểu t́nh thứ hai tại cùng một địa điểm trong ṿng 48 giờ. Vào ngày 2/2, trong một cuộc biểu t́nh lớn hơn nhiều, khoảng 2.000 người đă diễu hành trên các đường dốc lên đường cao tốc và chặn giao thông trong vài phút. Hàng chục cảnh sát chống bạo động đứng xếp hàng để ngăn ḍng người tiến về phía trước. Tuy vậy, không có sự cố nào xảy ra. Tại một cuộc biểu t́nh khác ở Oxnard, phía tây bắc Los Angeles, một lá cờ Mỹ đă bị đốt cháy.
Các cuộc biểu t́nh đă gây ra phản ứng từ phía cánh hữu. Nghị sĩ Georgia Mike Collins đă hứa sẽ đưa ra một dự luật tại Đồi Capitol để biến các cuộc biểu t́nh trên đường cao tốc thành tội liên bang.
"Đầu tiên là những người ủng hộ Hamas, và bây giờ là những người nhập cư bất hợp pháp và những người ủng hộ họ", nhà lập pháp đảng Cộng ḥa cho biết. Những người ủng hộ Tổng thống Trump khác bày tỏ sự thất vọng với cảnh sát địa phương v́ đă không ngăn chặn những người biểu t́nh.
Cuộc biểu t́nh hôm 2/2 đă bắt đầu tại Placita Olvera, một địa điểm ở trung tâm thành phố được coi là nơi khởi nguồn của Los Angeles, v́ đây là nơi những người di cư đầu tiên từ Mexico định cư vào thế kỷ 18. Cuộc biểu t́nh kêu gọi những người không có giấy tờ hăy thận trọng để tránh bị bắt giữ và trục xuất.
Vào cuối tuần qua, các cuộc biểu t́nh của người nhập cư c̣n diễn ra ở Texas, thành tŕ lớn của đảng Cộng ḥa.
"Người nhập cư phải trả nhiều thuế hơn dưới thời ông Trump", "Dừng trục xuất hàng loạt" và "Không ai là bất hợp pháp trên vùng đất bị đánh cắp"… là một số thông điệp được đưa ra tại cuộc biểu t́nh vào đêm ngày 1/2 tại McAllen, một thành phố nằm trên biên giới bang Texas với Mexico.
Một ngày không có người Mexico
Ư tưởng về một ngày không có người nhập cư ở Mỹ đă được nữ diễn viên Yareli Arizmendi và nhạc sĩ kiêm nhà làm phim Sergio Arau đưa lên màn ảnh. Cặp đôi người Mexico này lần đầu thực hiện một bộ phim ngắn vào năm 1998. Sự đón nhận của video đă dẫn đến việc ư tưởng khiêu khích này được chuyển thể thành một bộ phim truyện được phát hành vào năm 2004. Hai thập kỷ sau, người Mỹ gốc Latinh phải tiếp tục bảo vệ giá trị của họ trong xă hội Mỹ.
"Điều kiện sống hiện nay c̣n tệ hơn khi chúng tôi bắt đầu làm điều này", nhà làm phim Arau nói qua điện thoại. "Điều này rất đáng lo ngại. Người di cư là nhóm dân số dễ bị tổn thương nhất. Những người không có giấy tờ là những người gần gũi nhất với nô lệ thời hiện đại. Họ dễ bị lạm dụng và bất công", ông cho biết.
Sáng kiến này thúc giục nhóm cư dân nhập cư nhấn mạnh vai tṛ của ḿnh thông qua sự vắng mặt trong xă hội Mỹ. Trong những năm gần đây, hành động tương tự đă được quan sát thấy ở Alabama và năm ngoái, tại bang Florida.
Ông Arau và bà Arizmendi đang làm việc với một số tổ chức để đưa Ngày không có người Mexico thành một ngày cố định trên lịch. Ông nói: "Một ngày là đủ để họ cảm thấy sức nặng của người Mỹ Latinh và người Mexico. Bằng cách đó, họ sẽ thấy được những ǵ chúng ta đóng góp cho đất nước".
VietBF@sưu tập