Sau 239 ngày không có chính phủ, cuối cùng vào ngày 3/2, lănh đạo đảng bảo thủ Liên minh Flemish mới (N-VA) Bart De Wever, chính trị gia 55 tuổi theo chủ nghĩa dân tộc đến từ vùng Flanders nói tiếng Hà Lan trở thành Thủ tướng Bỉ.Sự kiện đánh dấu bước ngoặt lớn trong chính trường Bỉ vốn rơi vào khủng hoảng kể từ sau cuộc bầu cử Quốc hội liên bang hồi tháng 6/2024. Khi đó, các đảng phái đă không đạt được đồng thuận trong việc thành lập chính phủ mới bởi không có đảng nào giành được đa số.
Nhà vua Bỉ Philippe đă tiến hành các cuộc đàm phán với người đứng đầu các đảng chính trị nhằm t́m kiếm người kế nhiệm và chỉ định Chủ tịch đảng N-VA Bart De Wever thành lập chính phủ. Tuy nhiên, các đảng đă không thể thống nhất về đề xuất của ông De Wever nên các cuộc đàm phán đă phải đ́nh chỉ vào ngày 19/8/2024.
Nguyên nhân chính dẫn đến sự đổ vỡ này là những bất đồng sâu sắc giữa các đảng về kế hoạch cải cách thuế mà ông De Wever đưa ra khiến tiến tŕnh đàm phán đi vào ngơ cụt. Sau đó, ông De Wever đă đệ đơn lên Vua Philippe xin từ bỏ nhiệm vụ vào ngày 22/8/2024.
Sau một thời gian đ́nh trệ, đến ngày 3/9/2024, Vua Philippe tiếp tục chỉ định ông De Wever một lần nữa đứng ra thành lập chính phủ. Sau nhiều cuộc đàm phán căng thẳng, ngày 31/1, năm đảng phái chính trị mới đạt được đồng thuận về chương tŕnh hành động dài 800 trang, mở đường cho việc thành lập chính phủ mới được thành lập, với ông Bart De Wever, Chủ tịch đảng N-VA là Thủ tướng.
Tuy nhiên, theo giới phân tích, dù được xem là bước ngoặt lớn trong chính trường Bỉ, bản thỏa thuận thành lập liên minh cầm quyền mới không tránh khỏi những tranh căi gay gắt khi những vấn đề mấu chốt đă trở thành điểm nóng đối đầu giữa các đảng phái trong suốt quá tŕnh thương lượng.
Một trong những điểm gây tranh căi nhất trong thỏa thuận là việc áp thuế lăi vốn, hay c̣n gọi là “đóng góp đoàn kết”. Đây vốn là một đề xuất bị cánh hữu phản đối kịch liệt.
Ngoài thuế lăi vốn, một vấn đề khác gây tranh luận không kém là việc duy tŕ chỉ số hóa trợ cấp xă hội và giới hạn thời gian hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa trong hai năm. Trước đây, Bỉ là một trong số ít quốc gia cho phép người thất nghiệp nhận trợ cấp vô thời hạn, khiến nhiều ư kiến cho rằng hệ thống đă tạo ra tâm lư phụ thuộc vào phúc lợi xă hội.Theo thỏa thuận mới, những người thất nghiệp trên 55 tuổi sẽ không bị ảnh hưởng, miễn là họ có tối thiểu 30 năm làm việc. Đây có thể xem là một sự thỏa hiệp giữa các đảng cánh hữu, vốn muốn siết chặt chính sách thất nghiệp và các đảng trung dung, muốn bảo vệ những lao động lớn tuổi. Dù vậy, quyết định này có thể dẫn đến những hệ lụy khó lường bởi Bỉ có tỷ lệ thất nghiệp khá cao so với các nước châu Âu.
Giới quan sát cho rằng, thỏa thuận chính trị mới của chính phủ do ông Bart De Wever dẫn dắt đă đưa ra nhiều thay đổi đáng kể. Thế nhưng liệu những cải cách này có giúp Bỉ hướng tới một mô h́nh kinh tế bền vững hơn, hay chỉ là một sự đánh đổi mang tính chính trị để duy tŕ liên minh cầm quyền? Câu trả lời sẽ chỉ rơ ràng khi các chính sách mà chính phủ mới do ông De Wever đứng đầu thực sự đi vào cuộc sống.
|