Lănh đạo đảng thuộc liên minh cầm quyền tại Greenland kêu gọi đẩy nhanh trưng cầu dân ư về phương án tách khỏi Đan Mạch, trở thành quốc gia độc lập.
Greenland có thể tổ chức trưng cầu dân ư về tách khỏi Đan Mạch trong nghị viện khóa tiếp theo, theo tuyên bố vào ngày 6/2 của Erik Jensen, lănh đạo đảng Siumut thuộc liên minh cầm quyền ở ḥn đảo tự trị. Cuộc tổng tuyển cử Greenland dự kiến diễn ra vào ngày 11/3.
Jensen cho biết đảng của ông sẽ vận động sớm kích hoạt Điều 21 của Luật Tự Trị, cho phép Greenland đàm phán với chính phủ Đan Mạch về ly khai hoàn toàn khỏi nước này.
"Người dân muốn được đối xử công bằng. Chúng ta muốn thoát khỏi t́nh trạng thuộc địa", ông nói với hăng tin DR của Đan Mạch.
Ḥn đảo từng là thuộc địa của Đan Mạch giai đoạn 1721-1953 và hiện là vùng lănh thổ tự trị, với chính quyền và cơ quan lập pháp riêng. Năm 2009, Greenland đạt thỏa thuận với Đan Mạch rằng ḥn đảo có thể tuyên bố độc lập nếu tổ chức trưng cầu dân ư và đa phần người dân ủng hộ độc lập.
Lănh đạo đảng Siumut giải thích rằng việc kích hoạt Điều 21 để khởi động đàm phán với Đan Mạch "tất yếu dẫn đến trưng cầu dân ư tại Greenland" và nhấn mạnh "không phải chờ lâu" để điều này xảy ra.
"Tuy nhiên, người dân phải có đủ thông tin cơ bản, không cảm thấy mơ hồ về tương lai. Chúng ta phải đảm bảo hệ thống an sinh xă hội hoạt động b́nh thường và nhiều vấn đề kinh tế cần nghiên cứu", Jensen nói.
Inuit Ataqatigiit, đảng c̣n lại trong liên minh cầm quyền với 13 nghị sĩ, cũng ủng hộ Greenland tách hoàn toàn khỏi Đan Mạch nhưng chưa đưa ra khung thời gian cụ thể.
Dù phần lớn người dân Greenland muốn tách khỏi Đan Mạch, các chính trị gia thừa nhận ḥn đảo 57.000 dân chưa có đủ tiềm lực tài chính để hoạt động độc lập do vẫn phụ thuộc vào trợ cấp từ Copenhagen.
Thủ hiến Mute B. Egede đầu tháng trước nhấn mạnh người dân Greenland muốn độc lập song cũng muốn duy tŕ quan hệ hợp tác với Đan Mạch.
Greenland gần đây trở thành tâm điểm chú ư sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố không loại trừ khả năng sử dụng vũ lực để sáp nhập hoặc mua lại ḥn đảo này nhằm đảm bảo lợi ích quốc gia. Greenland nằm trên tuyến đường ngắn nhất từ Bắc Mỹ tới châu Âu, có giá trị chiến lược với Mỹ.
Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen đă nhiều lần bác bỏ khả năng bán Greenland. Copenhagen nói rằng họ tôn trọng nguyện vọng độc lập của Greenland, khẳng định người dân ḥn đảo có quyền tự quyết định tương lai.
Đan Mạch gần đây cũng đưa ra một loạt quyết sách tăng cường quan tâm đến người Greenland, trong đó có 12 sáng kiến chống phân biệt chủng tộc và xóa kỳ thị cư dân Greenland cùng gói ngân sách hai tỷ USD tăng hiện diện quân sự trên ḥn đảo.
|